Hòa bình của nấm mồ (Spiegel)


" Tuần báo Der Spiegel là tờ báo có uy-tín và có số đọc giả lớn nhất ở Đức, mỗi tuần phát-hành trên một triệu bản.
Đọc để hiểu được mặt trái một giai-đoạn lịch-sử của quê-hương mình ; hầu thương-cảm cho cuộc sống lầm-than và tủi-nhục của đồng-bào mình kéo dài cho đến ngày nay. Nhất là thấy rõ tư-cách của những tên hoạt-đầu chánh-trị : Sau khi gây tội ác, còn viết sách đặt chuyện để đổ-thừa, vu-oan và mạ-lị người đồng-minh nhỏ bé, nghèo-nàn,
yếu-kém hơn mình. Tư-cách gì những hạng người như vậy.
Cuối năm 1979, Cựu Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu, người ít khi lên tiếng từ khi sống lưu vong sau tháng Tư 1975, đã dành cho tạp chí Spiegel của Đức một cuộc phỏng vấn dài về kết cục của Chiến tranh Việt Nam."
Hòa bình của nấm mồ.
Cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trả lời phỏng vấn của Spiegel 1979
Phạm Thị Hoài (dịch)

Spiegel: Thưa ông Thiệu, từ 1968 đến 1973 Hoa Kỳ đã nỗ lực thương lượng hòa bình cho Việt Nam. Trong cuốn hồi ký của mình, ông Henry Kissinger, trưởng phái đoàn đàm phán Hoa Kỳ đã dùng nhiều trang để miêu tả việc ông, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa, đã chống lại những nỗ lực nhằm đem lại hòa bình cho một cuộc chiến đã kéo dài nhiều năm, với hàng triệu nạn nhân và dường như là một cuộc chiến để "bóp nát trái tim Hoa Kỳ". Vì sao ông lại cản trở như vậy?

Nguyễn Văn Thiệu: Nói thế là tuyệt đối vô nghĩa. Nếu tôi cản trở thì đã không có Hiệp định Hòa bình năm 1973 – mặc dù, như ai cũng biết, đó không phải là một nền hòa bình tốt đẹp; hậu quả của nó ở Việt Nam là chứng chỉ rõ ràng nhất. Kissinger đại diện cho chính sách và lợi ích của chính phủ Mỹ. Là Tổng thống Nam Việt Nam, bổn phận của tôi là bảo vệ những lợi ích sống còn của đất nước tôi.

Tôi đã nhiều lần chỉ ra cho Tổng thống Nixon và TS Kissinger rằng, đối với một cường quốc như Hoa Kỳ thì việc từ bỏ một số vị trí không mấy quan trọng ở một quốc gia bé nhỏ như Nam Việt Nam không có gì đáng kể. Nhưng với chúng tôi, đó là vấn đề sinh tử của cả một dân tộc.
Spiegel: Kissinger không phủ nhận rằng cuối cùng ông cũng đồng ý. Nhưng ông ấy cũng nói rằng phải đàm phán lâu như vậy vì ông cản trở nhiều, rằng ông đồng ý với các đề xuất của Mỹ chỉ vì ông chắc mẩm rằng đằng nào thì Hà Nội cũng sẽ bác bỏ.

Nguyễn Văn Thiệu: Không đúng như vậy. Để chấm dứt một cuộc chiến tranh đã kéo dài gần 30 năm, người ta cần nhiều thời gian hơn là hai, ba ngày hay hai, ba tháng. Tôi hiểu rõ rằng đối với người Mỹ đã đến giúp chúng tôi, đây là cuộc chiến dài nhất trong lịch sử của họ. Có lẽ vì thế mà họ vội vã như vậy. Nhưng điều chúng tôi cần là một nền hòa bình lâu dài.

Spiegel: Kissinger có ý cho rằng ông không thực sự muốn ký kết một thỏa thuận về hòa bình, đúng ra ông ngầm mong phía miền Bắc cũng sẽ cứng đầu như ông. Kissinger viết rằng ông đồng ý với nhiều đề xuất từ phía Mỹ - trong tinh thần sẵn sàng không tuân thủ, chỉ vì trong thâm tâm ông không tin rằng hòa bình sẽ được ký kết. Có phải là trong khi đàm phán, ông đã bịp, với hy vọng là sẽ không bao giờ phải ngửa bài lên?

Nguyễn Văn Thiệu: Không. Sao lại có thể nói là một dân tộc đã chịu đựng bao nhiêu đau khổ suốt 30 năm lại muốn kéo dài cuộc chiến? Kissinger muốn xúc tiến thật nhanh mọi việc để Mỹ có thể rút quân và tù binh Mỹ được thả. Mà có lẽ mục đích của chính phủ Mỹ cũng là cao chạy xa bay. Họ thì có thể bỏ chạy. Nhưng chúng tôi thì phải ở lại Nam Việt Nam.

Chúng tôi có quyền chính đáng để đòi hỏi một hiệp định hòa bình toàn diện. Không phải là vài ba năm hòa bình, rồi sau đó lại 30 năm chiến tranh.
Spiegel: Vậy tại sao ông lại đi trước cả người Mỹ và tự đề nghị Hoa Kỳ rút quân trong cuộc họp tại đảo Midway ở Thái Bình Dương tháng Sáu 1969, theo tường thuật của Kissinger?

Nguyễn Văn Thiệu: Trước khi họp ở Midway, việc chính phủ Mỹ dự định rút quân đã không còn là điều bí mật. Cho phép tôi nhắc để các ông nhớ lại, tin tức về việc Mỹ sẽ rút một số quân đã loan khắp thế giới, trước cuộc họp ở Midway. Vì sao? Theo tôi, chính phủ Mỹ muốn thả bóng thăm dò, tiết lộ thông tin trước cho báo chí và đẩy chúng tôi vào sự đã rồi.

Spiegel: Tức là ông đã nắm được tình hình?

Nguyễn Văn Thiệu: Đúng thế. Cuộc họp ở Midway nhằm hai mục đích. Thứ nhất, cho hai vị tân tổng thống cơ hội làm quen và bàn về đề tài Việt Nam. Điểm thứ hai đã vạch rất rõ là bàn về việc rút những toán quân Mỹ đầu tiên. Tôi đã không hình dung sai điều gì và đã làm chủ tình thế. Không có gì phải lo lắng, và tôi đã rất vững tâm.

Spiegel: Khi đề xuất Mỹ rút quân, ông có thật sự tin rằng Nam Việt Nam có thể chiến đấu một mình và cuối cùng sẽ chiến thắng trong một cuộc chiến mà hơn 540.000 lính Mỹ cùng toàn bộ guồng máy quân sự khổng lồ của Hoa Kỳ không thắng nổi không? Chuyện đó khó tin lắm.

Nguyễn Văn Thiệu: Không, đề xuất đó không phải của tôi. Tôi chỉ chấp thuận. Tôi chấp thuận đợt rút quân đầu tiên của Mỹ, vì Tổng thống Nixon bảo tôi là ông ấy gặp khó khăn trong đối nội và việc rút quân chỉ mang tính tượng trưng. Ông ấy cần sự ủng hộ của dư luận và của Quốc hội. Nhưng tôi cũng bảo ông ấy rằng: Ông phải chắc chắn rằng Hà Nội không coi việc bắt đầu rút quân đó là dấu hiệu suy yếu của Hoa Kỳ.

Spiegel: Và ông không nghĩ đó là khởi đầu của việc rút quân toàn bộ?

Nguyễn Văn Thiệu: Không. Tôi đã hình dung được rằng, đó là bước đầu tiên để cắt giảm quân số. Nhưng không bao giờ tôi có thể nghĩ Mỹ sẽ rút hẳn và bỏ rơi Nam Việt Nam. Tôi đã trình bày với Tổng thống Nixon rằng việc cắt giảm quân số sẽ phải tiến hành từng bước, như khả năng chiến đấu và việc tiếp tục củng cố Quân lực Việt Nam Cộng hòa cho phép – tương ứng với những viện trợ quân sự và kinh tế có thể giúp Nam Việt Nam tự đứng trên đôi chân của mình.
Quan trọng hơn, tôi đã bảo ông ấy phải yêu cầu Hà Nội có một hành động tương ứng đáp lại. Phía Mỹ đồng ý với tôi ở mọi điểm; về một sự rút quân từng bước và của cả hai phía...
Spiegel: ... và mang tính tượng trưng?

Nguyễn Văn Thiệu: Tôi hiểu rõ rằng cuộc chiến ở Việt Nam cũng là một vấn đề đối nội của Hoa Kỳ. Và Tổng thống Nixon giải thích rằng ông ấy cần một cử chỉ tượng trưng để giải quyết vấn đề đó. Trước đó một tuần tôi đến Seoul và Đài Loan, tôi đã nói với Tổng thống Park Chung Hee và Tổng thống Tưởng Giới Thạch rằng tôi hy vọng việc rút quân sắp bàn với Tổng thống Nixon ở Midway chỉ là một sự cắt giảm quân số mang tính tượng trưng. Song tôi cũng lưu ý rằng nếu Hoa Kỳ muốn rút hẳn thì chúng tôi cũng không thể ngăn cản. Vậy thì đề nghị họ rút quân từng bước, đồng thời viện trợ để củng cố một quân đội Nam Việt Nam hùng mạnh và hiện đại, có thể thay thế người Mỹ, sẽ là hợp lý hơn. Không bao giờ tôi đặt giả thiết là lính Mỹ sẽ ở lại Việt Nam vĩnh viễn.

Spiegel: Mỹ vẫn đóng quân ở Hàn Quốc và Tây Đức mà.

Nguyễn Văn Thiệu: Nhưng chúng tôi là một dân tộc rất kiêu hãnh. Chúng tôi bảo họ rằng, chúng tôi cần vũ khí và viện trợ, nhưng nhiệt huyết và tính mạng thì chúng tôi không thiếu.

Spiegel: Ông đánh giá thế nào về tình thế của ông khi ấy? Vài tháng trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Melvin Laird vừa đưa ra một khái niệm mới: "Việt Nam hóa chiến tranh". Trước đây người Mỹ chỉ nói đến việc "phi Mỹ hóa" cuộc chiến. Cái khái niệm mới ấy đã thể hiện rõ dự định rút khá nhanh của người Mỹ rồi, đúng không?

Nguyễn Văn Thiệu: Khi đến Sài Gòn vào tháng Bảy 1969, ông Nixon đã nhắc lại rằng ông ấy cần được sự hậu thuẫn của dư luận trong nước Mỹ. Tôi hiểu ông ấy. Nhưng ông ấy không hề tuyên bố rằng việc rút quân là một lịch trình mang tính hệ thống do sáng kiến của Mỹ. Ông ấy chỉ nói với tôi về những khó khăn trong nước, ở Mỹ, và đề nghị tôi giúp. Ông ấy bảo: "Hãy giúp chúng tôi giúp ông." Tôi đáp: "Tôi giúp ông giúp chúng tôi." Trong lần họp mặt đó, chúng tôi lại tiếp tục bàn về việc rút quân từng bước.

Spiegel: Nhưng không đưa ra một lịch trình cụ thể?

Nguyễn Văn Thiệu: Không. Và ông Nixon lại hứa rằng việc rút quân của Mỹ sẽ phải đi đôi với những hành động tương ứng của Bắc Việt và phải phù hợp với khả năng phòng thủ của Nam Việt Nam cũng như phải phù hợp với việc Mỹ tiếp tục viện trợ quân sự và kinh tế cho Nam Việt Nam.

Spiegel: Ở thời điểm đó ông có nhận ra rằng nếu thấy cần thì Mỹ cũng sẽ sẵn sàng đơn phương rút quân không?

Nguyễn Văn Thiệu: Có, tôi đã ngờ. Nhưng lúc đó tôi vẫn rất vững tâm và tin tưởng vào đồng minh lớn của chúng tôi.

Spiegel: Có lẽ ông tin thế là phải. Cuốn hồi ký của Kissinger cho thấy khá rõ rằng chính phủ Nixon không thể dễ dàng "đình chỉ một dự án liên quan đến hai chính phủ, năm quốc gia đồng minh và đã khiến 31,000 người Mỹ phải bỏ mạng, như thể ta đơn giản chuyển sang một kênh TV khác.
Rõ ràng là người Mỹ muốn thoát khỏi Việt Nam bằng con đường đàm phán. Chỉ trong trường hợp cần thiết họ mới muốn đơn phương rút quân. Ông có đưa ra yêu sách nào liên quan đến những cuộc thương lượng giữa Washington và Hà Nội không?

Nguyễn Văn Thiệu: Chúng tôi đã chán ngấy chiến tranh và quyết tâm chấm dứt nó qua đàm phán. Chúng tôi yêu cầu những kẻ xâm lăng đã tràn vào đất nước của chúng tôi phải rút đi. Tất cả chỉ có vậy.

Spiegel: Ông đã oán trách rằng sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam năm 1975 chủ yếu là do sau Hiệp định Paris, miền Bắc vẫn được phép đóng quân tại miền Nam. Ông khẳng định rằng mình chỉ chấp nhận sự hiện diện đó của miền Bắc trong quá trình đàm phán, còn sau khi ký kết thì Hà Nội phải rút quân.
Nhưng Kissinger lại khẳng định trong hồi ký rằng ông thừa biết việc Hà Nội sẽ tiếp tục trụ lại ở miền Nam, và cho đến tận tháng Mười 1972 ông cũng không hề phản đối những đề xuất của phía Mỹ liên quan đến điểm này.

Nguyễn Văn Thiệu: Đó là một lời nói dối hết sức vô giáo dục của Kissinger, rằng tôi chấp thuận cho quân đội Bắc Việt ở lại miền Nam. Nếu ngay từ đầu tôi đã chấp thuận như Kissinger nói thì lúc ông ấy cho tôi xem bản dự thảo, trong đó không có điều khoản nào về việc rút quân của Bắc Việt, tôi đã chẳng phản đối quyết liệt như thế.

Điểm then chốt nhất mà tôi dốc sức bảo vệ, từ đầu cho đến khi kết thúc đàm phán, chính là yêu cầu Hà Nội phải rút quân. Tôi đã tuyên bố rõ với Kissinger là nếu không đạt được điều đó thì không có ký kết.

Sau nhiều ngày tranh luận gay gắt, cuối cùng ông ta bảo: "Thưa Tổng thống, điều đó là không thể được. Nếu được thì tôi đã làm rồi. Vấn đề này đã đặt ra ba năm trước, nhưng phía Liên Xô không chấp nhận." Tôi hiểu ra rằng chính phủ Mỹ đã nhượng bộ trước yêu sách của Liên Xô, và đó là nỗi thất vọng lớn nhất của tôi.

Spiegel: Có lẽ Liên Xô không thể làm khác, vì Hà Nội không chấp nhận coi Nam Việt Nam là một quốc gia khác, và một thời gian dài họ còn phủ nhận việc họ đã đưa quân đội chính quy vào miền Nam.

Nguyễn Văn Thiệu: Chúng tôi đã chiến đấu hơn 20 năm và học được rằng, đừng bao giờ tin lời Nga Xô và Hà Nội. Bắc Việt đóng quân ở cả Lào, Campuchia và Nam Việt Nam, tôi tin rằng một người mù cũng nhìn ra điều đó. Muốn chấm dứt chiến tranh thì chúng ta phải nhìn vào hiện thực chứ không thể chỉ nghe lời kẻ địch.

Spiegel: Ông có lập luận như thế với Kissinger không?

Nguyễn Văn Thiệu: Tất nhiên, và với cả Tướng Haig nữa. Tôi bảo ông ấy thế này: "Ông Haig, ông là tướng, tôi là tướng. Ông có biết một hiệp định hòa bình nào trong lịch sử lại cho phép kẻ xâm lăng tiếp tục đóng quân tại lãnh thổ mà nó xâm lược không? Ông có cho phép Liên Xô vào Hoa Kỳ đóng quân rồi tuyên bố rằng ông đã ký kết thành công một hiệp định hòa bình với Liên Xô không?"

Spiegel: Ông ấy trả lời sao?

Nguyễn Văn Thiệu: Ông ấy không trả lời được. Mà trả lời thế nào cơ chứ, chuyện đó hoàn toàn vô lý. Còn gì mà nói nữa.

Spiegel: Nhưng Kissinger thì có câu trả lời trong hồi ký. Ông ấy viết rằng khó mà bắt Hà Nội rút quân, vì họ hoàn toàn không sẵn sàng từ bỏ trên bàn đàm phán những thứ mà họ không mất trên chiến trường. Nhưng ông ấy cũng nói rằng trong Hiệp định Paris có một điều khoản không cho phép xâm lấn. Ông ấy đi đến kết luận rằng "lực lượng miền Bắc sẽ tự nhiên tiêu hao sinh lực và dần dần biến mất."

Nguyễn Văn Thiệu: Tôi thấy chính phủ Mỹ và đặc biệt là TS Kissinger không hề rút ra được bài học nào khi phải đàm phán với cộng sản, sau những kinh nghiệm đau thương năm 1954 giữa Pháp và cộng sản Việt Nam và từ Chiến tranh Triều Tiên. Họ cũng không học được gì từ những cuộc đàm phán về Lào và Campuchia và cũng không nắm bắt được là nên xử sự thế nào với cộng sản và cần phải hiểu chiến lược và chiến thuật của cộng sản ra sao.

Tức là ta lại phải trở về với vấn đề rằng, vì sao TS Kissinger, người đại diện cho một quốc gia lớn và tự cho mình là nhà thương thuyết giỏi giang nhất, lại có thể tin rằng quân Bắc Việt đóng tại miền Nam sẽ không xâm lấn. Sao ông ấy có thể tin như vậy cơ chứ?

Ông ấy đủ sức kiểm soát từng tấc đất trên biên giới của Campuchia, và của Lào, và của Nam Việt Nam à? Dù có cả triệu nhân viên quốc tế giám sát, chúng tôi cũng không bao giờ có thể khẳng định là đã có đủ bằng chứng rằng không có xâm lấn. Sao ông ấy lại có thể tin những gì Bắc Việt nói. Ông ấy có thể tin lời cộng sản, nhưng chúng tôi thì không. Vì thế mà tôi đã cương quyết đòi Bắc Việt phải rút quân. Nếu họ thực sự muốn hòa bình thì họ ở lại miền Nam làm gì?
Spiegel: Vậy Kissinger nói sao?

Nguyễn Văn Thiệu: Còn nói gì được nữa? Ông ấy và chính phủ Mỹ chỉ muốn chính xác có một điều: rút khỏi Việt Nam càng sớm càng tốt và đảm bảo việc trao trả tù binh Mỹ. Họ bảo chúng tôi là họ mong muốn một giải pháp trong danh dự, nhưng sự thực thì họ chỉ muốn bỏ của chạy lấy người. Nhưng họ lại không muốn bị người Việt và cả thế giới kết tội là đã bỏ rơi chúng tôi. Đó là thế kẹt của họ.

Spiegel: Kissinger viết rằng, ngay sau Chiến dịch Xuân-Hè 1972 của Hà Nội, các bên dường như đã đổi vai. Hà Nội đột nhiên muốn đàm phán trở lại, còn Sài Gòn thì muốn đánh cho đến khi giành toàn thắng.

Nguyễn Văn Thiệu: Hoàn toàn vô nghĩa! Ông TS Kissinger hiểu thế nào là chiến thắng? Bắc Việt đã đem chiến tranh vào miền Nam. Chúng tôi yêu cầu họ phải rút quân. Thế là chiến thắng hay sao? Tôi chưa bao giờ yêu cầu Bắc Việt tự coi mình là tù binh của miền Nam. Tôi chưa bao giờ yêu cầu Bắc Việt bồi thường cho tổn thất chiến tranh. Tôi chưa bao giờ đòi hỏi Bắc Việt giao nộp lãnh thổ. Tôi chưa bao giờ đòi có chân trong chính phủ ở Hà Nội. Vậy ông Kissinger hiểu thế nào về chiến thắng và toàn thắng?

Spiegel: Về vấn đề rút quân của miền Bắc, 31 tháng Năm 1971 là một ngày quan trọng. Kissinger cho biết là khi đó, trong các cuộc họp kín, Mỹ đã đưa ra yêu cầu hai bên cùng rút quân. Trong hồi ký, ít nhất ba lần TS Kissinger viết rằng không những ông được thông báo trước, mà ông còn chấp thuận.

Nguyễn Văn Thiệu: Tôi không bao giờ chấp thuận việc rút quân đơn phương. Từ cuộc họp ở Midway, tôi luôn luôn yêu cầu rút quân từng bước và cả hai bên cùng rút. Hoa Kỳ đã thay đổi lập trường và tìm cách ép chúng tôi, với những chiến thuật mà họ thường sử dụng, bằng cách quơ thanh gươm Damocles trên đầu tôi, chẳng hạn họ đem công luận Mỹ ra đe tôi, họ bảo: "Hình ảnh của ông tại Hoa Kỳ hiện nay rất tồi tệ!" Hoặc: "Quốc hội muốn cắt giảm viện trợ." Vân vân. Họ áp dụng đúng những chiến thuật đã biết, tiết lộ thông tin cho báo giới và đặt tôi trước sự đã rồi.

Nếu tôi từ chối, công luận sẽ quay ra chống tôi: "Ông ta đòi quá nhiều, ông ta sẽ không bao giờ cho Mỹ được rút, ông ta sẽ không bao giờ cho tù binh Mỹ được trở về." Thế là tôi luôn phải chấp thuận. Không phải tự nguyện, mà miễn cưỡng. Tôi phản đối làm sao được, khi lần nào họ cũng bảo rằng: "Ông mà chống thì sẽ bị cắt viện trợ."

Spiegel: Kissinger viết rằng trước bất kỳ một quyết định dù dưới hình thức nào, phía Mỹ cũng hỏi ý kiến ông trước.

Nguyễn Văn Thiệu: Vâng, họ hỏi ý kiến tôi, nhưng chắc chắn không phải là để nghe tôi nói "Không", nếu đó là những quyết định phục vụ cho lợi ích của Hoa Kỳ. Họ ưa gây sức ép hơn, và đạt được gần như mọi thứ bằng cách đó.

Spiegel: Bây giờ Kissinger cay đắng chỉ trích về Chiến dịch Hạ Lào năm 1971. Ông ấy viết rằng, ông đã đồng ý rằng chiến dịch này nhất định phải thực hiện trong mùa khô. Vậy ý tưởng đó ban đầu là của ai?

Nguyễn Văn Thiệu: Của người Mỹ. Trước đó khá lâu, chúng tôi từng có ý định thực hiện, nhưng không đủ khả năng tiến hành một mình. Đến khi phía Mỹ đề xuất thì chúng tôi sẵn sàng đồng ý, để sớm chấm dứt chiến tranh. Chiến dịch đó do liên quân Việt-Mỹ thực hiện và được vạch ra rất rõ ràng: Chúng tôi tác chiến tại Lào, còn phía Mỹ thì hỗ trợ tiếp vận từ Việt Nam và từ biên giới.

Spiegel: Vì sao? Vì Quốc hội Mỹ có luật cấm quân đội Mỹ xâm nhập lãnh thổ Lào?

Nguyễn Văn Thiệu: Vâng, tôi tin là vậy. Nhưng cũng vì chúng tôi không có đủ phương tiện để tiếp tế cho binh lính, và nhất là để cứu thương binh ra ngoài. Việc đó chỉ có thề thực hiện bằng trực thăng, và chỉ phía Mỹ mới có đủ trực thăng. Không có họ thì không đời nào chúng tôi đồng ý thực hiện chiến dịch tại Lào.
Spiegel: Kissinger viết rằng quân của ông gặp khó khăn khi yêu cầu không quân hỗ trợ, vì gần như không có báo vụ viên nói được tiếng Anh.

Nguyễn Văn Thiệu: Hoàn toàn không có vấn đề gì với việc hỗ trợ của không quân. Đôi khi không có thì chúng tôi cũng không lo lắng; chúng tôi có thể dùng pháo binh. Vấn đề là: trong ba ngày mở đầu chiến dịch, phía Mỹ đã mất rất nhiều phi công trực thăng. Vì thế mà họ chần chừ, không bay đúng thời điểm và ở quy mô cần thiết. Điều đó thành ra một vấn đề lớn với quân lực Nam Việt Nam.

Spiegel: Tinh thần binh lính bị suy sụp?

Nguyễn Văn Thiệu: Chúng tôi không đem được binh lính tử trận và thương binh ra ngoài. Không phải chỉ tinh thần binh lính, mà cả tiến độ của chiến dịch cũng bị ảnh hưởng.

Spiegel: Kissinger nêu ra một lý do khác. Rằng ông đã lệnh cho các sĩ quan chỉ huy phải thận trọng khi tiến về hướng Tây và ngừng chiến dịch nếu quân số tổn thất lên tới 3000. Kissinger viết rằng nếu phía Mỹ biết trước điều đó thì không đời nào họ đồng ý tham gia chiến dịch này.

Nguyễn Văn Thiệu: Đối với một quân nhân, định trước một tổn thất về quân số là điều phi lý. Nếu TS Kissinger nói thế thì ông ấy thật giàu trí tưởng tượng. Chúng tôi chỉ có thể tiến về phía Tây trong giới hạn mà trực thăng cứu viện có thể bay đến. Kissinger bảo là chúng tôi đã rút quân mà không báo cho phía Mỹ. Làm sao chúng tôi có thể triệt thoái trên 10,000 quân mà họ không hay biết gì?

Spiegel: Tức là ông đã thông báo cho họ?

Nguyễn Văn Thiệu: Ồ, tất nhiên. Để tôi kể cho ông nghe một câu chuyện. Hồi đó tờ Time hay tờ Newsweek có đăng bức hình một người lính Nam Việt Nam đang bám vào càng một chiếc trực thăng cứu viện. Bên dưới đề: "Nhát như cáy". Tôi chỉ cười. Tôi thấy nó tệ. Không thể ngăn một người lính lẻ loi hành động như vậy được. Nhưng báo chí lại kết tội lính Nam Việt Nam là hèn nhát và đồng thời giấu biến sự thật về tinh thần chiến đấu sút kém của phi công trực thăng Mỹ trong chiến dịch này.

Spiegel: Một điểm gây rất nhiều tranh cãi giữa Hoa Kỳ và Nam Việt Nam là vấn đề ngưng bắn. Theo cuốn hồi ký của Kissinger thì ngay từ mùa Hè 1970 chính phủ Mỹ đã thống nhất về việc sẽ đề xuất một thỏa thuận ngưng bắn tại các chiến tuyến hiện có. Kissinger khẳng định rằng ông không chỉ chấp thuận mà còn ủng hộ đề xuất này.

Nguyễn Văn Thiệu: Đúng như vậy, tôi cũng cho rằng ngưng bắn phải là bước đầu tiên để đáp ứng một hiệp định hòa bình. Nhưng ngưng bắn ngay lập tức – và tôi xin nhắc lại: ngay lập tức – thì tôi không bao giờ đồng ý với Kissinger. Tôi bảo, chúng ta phải cân nhắc hết sức kỹ lưỡng việc này. Không thể thực hiện ngưng bắn trước khi tính kỹ việc ai sẽ giám sát việc ngưng bắn, nếu ai vi phạm thì hậu quả sẽ thế nào, hai bên sẽ đóng quân ở đâu, vân vân.

Spiegel: Kissinger viết: "Khi đó chúng tôi vẫn tưởng rằng chúng tôi và Thiệu cùng đồng hành hợp tác." Phía Mỹ đã không hiểu rằng ông đem những "chiến thuật né tránh""người Việt thường áp dụng với người ngoại quốc" ra dùng.

Nguyễn Văn Thiệu: Chúng tôi là một nước nhỏ, gần như mọi thứ đều nhờ ở một đồng minh lớn và vẫn tiếp tục phải xin viện trợ dài hạn của đồng minh đó, không bao giờ chúng tôi lại cho phép mình dùng những thủ đoạn nào đó.

Spiegel: Khi Mỹ đã rút, còn Hà Nội thì được phép tiếp tục đóng quân ở miền Nam, chắc ông phải thấy là ông đã thua trong cuộc chiến này?

Nguyễn Văn Thiệu: Không hẳn, nếu chúng tôi tiếp tục được sự trợ giúp cần thiết từ phía Mỹ, như chính phủ Mỹ đã hứa khi chúng tôi đặt bút ký hiệp định. Ngay cả khi ký, tôi đã coi đó là một nền hòa bình tráo trở.

Nhưng chúng tôi vẫn tin rằng có thể chống lại bất kỳ sự xâm lăng nào của Bắc Việt. Vì hai lý do: Chúng tôi có lời hứa chắc chắn bằng văn bản của Tổng thống Nixon rằng Hoa Kỳ sẽ phản ứng quyết liệt, nếu Bắc Việt vi phạm hiệp định.

Spiegel: Mặc dù ông ấy không hề cho biết sẽ phản ứng bằng cách nào.

Nguyễn Văn Thiệu: Thứ hai, chúng tôi được đảm bảo là sẽ có đủ viện trợ quân sự và kinh tế cần thiết để chống Bắc Việt xâm lược. Nếu chính phủ Mỹ thực lòng giữ lời hứa thì chiến tranh có thể kéo dài, nhưng miền Nam sẽ không bị Bắc Việt thôn tính.

Spiegel: Về điều này thì ông và Kissinger ít nhiều đồng quan điểm. Ông ấy viết rằng chiến lược toàn cục có thể sẽ thành công, nếu Mỹ đủ khả năng hành động trước bất kỳ một vi phạm nào của Hà Nội và tiếp tục viện trợ đầy đủ cho miền Nam. Nhưng chuyện gì đã xảy ra? Kissinger quy lỗi cho vụ Watergate, vì sau đó Tổng thống Mỹ không còn đủ uy tín. Ông có nghĩ rằng vụ Watergate thực sự chịu trách nhiệm, khiến tất cả sụp đổ không?

Nguyễn Văn Thiệu: Rất tiếc, nhưng tôi không phải là người Mỹ. Tôi không muốn quét rác trước cửa nhà người Mỹ. Nhưng nếu người Mỹ giữ lời hứa thì đó là sự cảnh báo tốt nhất, khiến Bắc Việt không tiếp tục xâm lăng, và chiến tranh có thể sẽ dần chấm dứt.

Spiegel: Nếu Hoa Kỳ giữ lời thì theo ông, hiệp định hoàn toàn có thể thành công?

Nguyễn Văn Thiệu: Tôi cho là như vậy.

Spiegel: Như vậy về tổng thể, Hiệp định Paris không đến nỗi tồi?

Nguyễn Văn Thiệu: Đó chắc chắn không phải là một hiệp định có lợi cho chúng tôi. Nó tráo trở. Nhưng đó là lối thoát cuối cùng. Ông phải hiểu rằng chúng tôi đã ký kết, vì chúng tôi không chỉ có lời hứa của chính phủ Mỹ như tôi đã nói, mà hiệp định đó còn được mười hai quốc gia và Liên Hiệp Quốc đảm bảo.

Spiegel: Trong cuốn hồi ký, TS Kissinger có những bình luận rát mặt về khá nhiều chính khách đầu đàn. Nhưng riêng ông thì bị ông ấy dành cho những lời hạ nhục nhất. Tuy đánh giá cao "trí tuệ", "sự can đảm", "nền tảng văn hóa" của ông, nhưng ông ấy vẫn chú tâm vào "thái độ vô liêm sỉ", "xấc xược", "tính vị kỷ chà đạp""chiến thuật khủng khiếp, gần như bị ám ảnh điên cuồng" trong cách ứng xử với người Mỹ của ông. Vì thế, cuối cùng Kissinger nhận ra "sự phẫn nộ bất lực mà người Việt thường dùng để hành hạ những đối thủ mạnh hơn về thể lực". Ý kiến của ông về những khắc họa đó thế nào?

Nguyễn Văn Thiệu: Tôi không muốn đáp lại ông ấy. Tôi không muốn nhận xét gì về ông ấy. Ông ấy có thể đánh giá tôi, tốt hay xấu, thế nào cũng được. Tôi muốn nói về những điều đã xảy ra giữa Hoa Kỳ và Nam Việt Nam hơn.

Spiegel: Hay ông đã làm gì khiến ông ấy có cái cớ để viết về ông với giọng coi thường như thế?

Nguyễn Văn Thiệu: Có thể ông ấy đã ngạc nhiên vì gặp những người quá thông minh và mẫn cán. Có thể cũng do cái phức cảm tự tôn của một người đàn ông hết sức huênh hoang. Có thể ông ấy không tin nổi là người Việt đối thoại với ông ta lại địch được một người tự coi mình là vô cùng quan trọng.

Để tôi kể thêm một câu chuyện nữa: Ở đảo Midway tôi thấy buồn cười, vì thật chẳng bao giờ tôi có thể hình dung là những người như vậy lại tệ đến thế. Chúng tôi, gồm ông Nixon, ông Kissinger, phụ tá của tôi và tôi, gặp nhau ở nhà một sĩ quan chỉ huy hải quân ở Midway. Ở đó có ba chiếc ghế thấp và một chiếc ghế cao. Ông Nixon ngồi trên chiếc ghế cao.

Spiegel: Như trong phim Nhà độc tài vĩ đại của Chaplin? Hitler cũng ngồi trên một chiếc ghế cao để có thể nhìn xuống Mussolini, ngồi trên một chiếc ghế thấp hơn.

Nguyễn Văn Thiệu: Nhưng tôi vào góc phòng lấy một chiếc ghế cao khác, nên tôi ngồi ngang tầm với Nixon. Sau buổi gặp đó ở Midway, tôi nghe bạn bè người Mỹ kể lại rằng Kissinger đã rất bất ngờ vì Tổng thống Thiệu là một người như vốn dĩ vẫn vậy.

Spiegel: Trong hồi ký, Kissinger phàn nàn là đã bị cá nhân ông đối xử rất tệ; ông bỏ hẹn để đi chơi trượt nước. Nixon còn quá lời hơn. Theo Kissinger thì Nixon đã gọi ông là "đồ chó đẻ" (son of a bitch) mà Nixon sẽ dạy cho biết "thế nào là tàn bạo".

Nguyễn Văn Thiệu: Rất tiếc, nhưng tôi không thể cho phép mình đáp lại những lời khiếm nhã, thô tục đó của Nixon, vì tôi xuất thân từ một gia đình có nề nếp.

Nếu tôi không tiếp TS Kissinger và Đại sứ Bunker thì đơn giản chỉ vì chúng tôi chưa chuẩn bị xong để tiếp tục đàm thoại. Họ đã cần đến 4 năm, vậy vì sao lại bắt tôi trả lời ngay lập tức trong vòng một tiếng đồng hồ? Có lẽ họ sẽ hài lòng, nếu chúng tôi chỉ biết vâng dạ. Nhưng tôi không phải là một người chỉ biết vâng dạ, và nhân dân Nam Việt Nam không phải là một dân tộc chỉ biết vâng dạ, và Quốc hội của chúng tôi không phải là một Quốc hội chỉ biết vâng dạ. Mà tôi phải hỏi ý kiến Quốc hội.

Spiegel: TS Kissinger viết rằng thái độ của ông với ông ấy chủ yếu xuất phát từ "lòng oán hận độc địa".

Nguyễn Văn Thiệu: Không. Tôi chỉ bảo vệ lợi ích của đất nước tôi. Dĩ nhiên là đã có những cuộc tranh luận nảy lửa, nhưng thái độ của tôi xuất phát từ tinh thần yêu nước của tôi.

Spiegel: Kissinger viết rằng ông ấy hoàn toàn "thông cảm với hoàn cảnh bất khả kháng" của ông. Ông có thấy dấu hiệu nào của sự thông cảm đó không?

Nguyễn Văn Thiệu: Không, tôi không thấy. Tôi chỉ thấy duy nhất một điều, đó là áp lực từ phía chính phủ Mỹ.

Spiegel: Kissinger viết rằng ông không bao giờ tham gia vào các buổi thảo luận về chủ trương chung. Ông ấy bảo rằng ông chiến đấu "theo kiểu Việt Nam: gián tiếp, đi đường vòng và dùng những phương pháp khiến người ta mệt mỏi hơn là làm sáng tỏ vấn đề", rằng ông "chê bai mọi thứ, nhưng không bao giờ nói đúng vào trọng tâm câu chuyện".

Nguyễn Văn Thiệu: Hãy thử đặt mình vào tình thế của tôi: Ngay từ đầu tôi đã chấp nhận để chính phủ Mỹ họp kín với Hà Nội. Kissinger bảo là đã thường xuyên thông báo cho tôi. Vâng, tôi được thông báo thật – nhưng chỉ về những gì mà ông ấy muốn thông báo. Nhưng tôi đã tin tưởng rằng đồng minh của mình sẽ không bao giờ lừa mình, không bao giờ qua mặt tôi để đàm phán và bí mật bán đứng đất nước tôi.

Các ông có hình dung được không: vỏn vẹn bốn ngày trước khi lên đường đến Hà Nội vào tháng Mười 1972, ông ấy mới trao cho tôi bản dự thảo mà sau này sẽ được chuyển thành văn bản hiệp định ở Paris, bằng tiếng Anh? Chúng tôi phải làm việc với bản dự thảo tiếng Anh này, từng điểm một.

Và bản dự thảo đó không phải do Nam Việt Nam cùng Hoa Kỳ soạn ra, mà do Hà Nội cùng Hoa Kỳ soạn ra. Các ông có thể tưởng tượng được điều đó không? Lẽ ra, trước hết phía Mỹ nên cùng chúng tôi thống nhất quan điểm về những điều kiện đặt ra cho hiệp định, và sau đó, nếu Bắc Việt có đề nghị gì khác thì Kissinger phải trở lại hội ý với chúng tôi. Nhưng ông ấy không hề làm như vậy.

Thay vào đó, ông ấy cùng Bắc Việt soạn ra các thỏa thuận rồi trình ra cho tôi bằng tiếng Anh. Các ông có thể hiểu cảm giác của tôi khi cầm văn bản của hiệp định hòa bình sẽ quyết định số phận của dân tộc tôi mà thậm chí không buồn được viết bằng ngôn ngữ của chúng tôi không?
Spiegel: Nhưng cuối cùng ông cũng có bản tiếng Việt?

Nguyễn Văn Thiệu: Chúng tôi cương quyết đòi bản tiếng Việt, đòi bằng được. Mãi đến phút cuối cùng ông ấy mới miễn cưỡng chấp nhận. Sau đó chúng tôi phát hiện ra rất nhiều cái bẫy. Tôi hỏi Đại sứ Bunker và Kissinger, ai đã soạn bản tiếng Việt. Họ bảo: một người Mỹ rất có năng lực thuộc International Linguistics College tại Hoa Kỳ cùng với phía Hà Nội. Nhưng làm sao một người Mỹ có thể hiểu và viết tiếng Việt thành thạo hơn người Việt. Và làm sao một người Mỹ có thể ứng đối bằng tiếng Việt với cộng sản Bắc Việt giỏi hơn chính chúng tôi? Đồng minh mà như thế thì có chân thành và trung thực không?

Spiegel: Một số quan chức cao cấp ở Hoa Kỳ từng nhận định rằng thực ra Kissinger chỉ cố gắng đạt được một khoảng thời gian khả dĩ giữa việc Mỹ rút quân và sự sụp đổ tất yếu của Nam Việt Nam. Trong cuốn sách của mình, Kissinger bác bỏ quan niệm đó. Ý kiến của ông thì thế nào?

Nguyễn Văn Thiệu: Bất kể người Mỹ nói gì, tôi tin rằng mục đích cuối cùng của chính phủ Mỹ là một chính phủ liên hiệp tại Nam Việt Nam.

Spiegel: Nhưng Kissinger đưa ra cả một loạt điểm để chứng minh rằng không phải như vậy.

Nguyễn Văn Thiệu: Chính phủ Mỹ tìm cách ép chúng tôi phải đồng ý. Để họ có thể hãnh diện là đã thoát ra được bằng một "thỏa thuận danh dự". Để họ có thề tuyên bố ở Hoa Kỳ rằng: "Chúng ta rút quân về nước, chúng ta đảm bảo việc phóng thích tù binh Mỹ." Và ở ngoài nước Mỹ thì họ nói rằng: "Chúng tôi đã đạt được hòa bình cho Nam Việt Nam. Bây giờ mọi chuyện do người dân Nam Việt Nam định đoạt. Nếu chính phủ liên hiệp biến thành một chính phủ do cộng sản chi phối thì đó là vấn đề của họ. Chúng tôi đã đạt được một giải pháp danh dự."

Spiegel: Kissinger viết như sau: "Nguyên tắc mà chúng tôi tuân thủ trong các cuộc đàm phán là: Hoa Kỳ không phản bội đồng minh."

Nguyễn Văn Thiệu: Ông cứ nhìn miền Nam Việt Nam, Campuchia và toàn bộ Đông Dương hiện nay thì biết. Khi tranh luận với các đại diện chính phủ Mỹ về hiệp định hòa bình, chúng tôi thường có ấn tượng rằng họ không chỉ đóng vai, mà thực tế là đã biện hộ cho ác quỷ.
Spiegel: Có bao giờ ông thấy một chút gì như là biết ơn đối với những điều mà người Mỹ đã làm để giúp nước ông không? Trong cuốn sách của mình, Kissinger viết rằng: "Biết công nhận những cống hiến của người khác không phải là đặc tính của người Việt."

Nguyễn Văn Thiệu (cười): Về những điều mà Kissinger viết trong cuốn sách của ông ấy thì tôi cho rằng chỉ một người có đầu óc lộn bậy, chỉ một người có tính khí tởm lợm mới nghĩ ra được những thứ như vậy. Trong cuốn sách đó ông ấy còn tỏ ý sợ người Việt sẽ đem những người Mỹ còn sót lại ra trả thù, sau khi Washington bỏ rơi chúng tôi. Không bao giờ chúng tôi làm những điều như thế, không bây giờ và không bao giờ.

Spiegel: Cá nhân ông có cảm thấy một chút hàm ơn nào với họ không?

Nguyễn Văn Thiệu: Hết sức thực lòng: Nếu chính phủ Mỹ không phản bội, không đâm dao sau lưng chúng tôi thì nhân dân Việt Nam mãi mãi biết ơn họ. Có lần, sau khi chúng tôi tranh luận rất kịch liệt về một văn bản trong hiệp định, một số thành viên trong chính phủ của tôi bảo rằng, nếu Kissinger lập công với miền Nam như ông ta đã lập công với miền Bắc thì may mắn biết bao. Tôi bảo họ: nếu ông ấy thương lượng được một nền hòa bình thực sự với Hà Nội thì miền Nam sẽ dựng tượng ông ấy, như MacAthur ở Nam Hàn. Nhưng đáng tiếc là đã không như vậy. Nhìn vào những hậu quả của nền hòa bình ấy: trại tập trung cải tạo, nạn đói, nhục hình tra tấn, hàng ngàn thuyền nhân bỏ mạng trên biển, và một cuộc diệt chủng tàn bạo hơn, hệ thống hơn và hoạch định hơn cả ở Campuchia, tôi nghĩ tốt nhất là người Mỹ nên tự đánh giá những điều mà ông Nixon và ông Kissinger đã gây ra cho miền Nam Việt Nam. Kissinger không có gì để tự hào về nền hòa bình mà ông ấy đã đạt được. Đó là hòa bình của nấm mồ.

Spiegel: Xin cảm ơn ông Thiệu đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này.

Hết

Đính kèm bản Tiếng Đức.
"Les Américains nous ont trahis", Nguyen van Thieu
SPIEGEL: M. Thieu, de 1968 à 1973, les États-Unis ont tenté de négocier une paix pour le Vietnam. Henry Kissinger, le négociateur en chef des États-Unis, décrit, dans ses mémoires, comment, en tant que président du Sud-Vietnam, vous avez fait des efforts pour instaurer la paix dans une guerre qui a duré de nombreuses années, a coûté des millions de dollars et, comme l'écrivait Kissinger, semblait destiné à "l'Amérique Coeur à briser ". Pourquoi avez-vous opéré une obstruction?
THIEU: C'est un non-sens absolu. Si j'avais eu de l'obstruction, il n'y aurait pas eu de règlement pacifique en 1973 - bien que, comme chacun le sait, ce n'était pas une bonne paix; les conséquences de la paix au Vietnam sont un témoin éloquent. Kissinger représentait la politique et les intérêts du gouvernement américain. En tant que président du Vietnam, mon travail consistait à défendre les intérêts nationaux vitaux de mon pays.
J'ai le président Nixon et le Dr Kissinger a souvent affirmé que les États-Unis, en tant que grande puissance, n'abandonneraient pas trop de positions sans importance dans un petit pays comme le Vietnam. Pour nous, c'était une question de vie ou de mort pour la nation entière.
SPIEGEL: Kissinger ne nie pas que vous avez finalement accepté l'accord de paix. Mais il dit aussi que cela a pris tellement de temps parce que vous aviez tellement d'obstruction que vous n'étiez d'accord avec les propositions américaines que parce que vous étiez sûr que Hanoi déclinerait de toute façon.
THIEU: Ce n'est pas vrai. Il faut plus de deux, trois jours, ou deux, trois mois pour mettre fin à une guerre de près de 30 ans. Je me rends compte que cette guerre a été la plus longue guerre de son histoire pour les États-Unis qui sont venus à notre aide. Alors peut-être qu'ils étaient si pressés. Mais nous avions besoin d'une paix durable.
SPIEGEL: Kissinger implique que vous ne vouliez pas vraiment un accord de paix, mais plutôt que vous espériez que
* Avec Johannes K. Engel et Heinz P. Lohfeldt, rédacteurs en chef de SPIEGEL. Au mur, une image de la femme de Thieu, Mai Anh.
Les Nord-Vietnamiens seraient aussi obstinés que vous. C’est seulement à cause de cela, écrit-il, que vous avez accepté de nombreuses propositions américaines - toujours déterminé à ne pas les respecter, car vous ne pensiez pas qu’un accord serait conclu de toute façon. Avez-vous bluffé pendant les négociations dans l'espoir de ne jamais devoir mettre vos cartes sur la table?
THIEU: Non. On ne peut tout simplement pas dire qu'un peuple qui a enduré autant de souffrances pendant plus de 30 ans a cherché à prolonger une guerre. Kissinger voulait faire avancer les choses rapidement afin que les États-Unis puissent retirer leurs troupes et obtenir la libération des prisonniers de guerre américains. Et peut-être que le gouvernement américain avait aussi pour objectif de se dépêcher de partir ("foncer et courir"). -
Ils ont pu bien s'en sortir. Nous devions rester au sud du Vietnam.
Nous avions le droit légitime d’exiger un accord de paix global. Pas seulement deux ou trois ans de paix, puis 30 autres années de guerre.
SPIEGEL: Alors pourquoi avez-vous anticipé les Américains et proposé le retrait des troupes américaines lors de la réunion sur l'île de Midway dans le Pacifique en juin 1969, comme le rapporte Kissinger?
THIEU: Même avant la réunion de Midway, ce n’était un secret pour personne que le gouvernement américain avait l’intention de retirer ses troupes. Puis-je vous rappeler que la nouvelle du retrait prévu de certaines troupes américaines s'est étendue avant la réunion de Midway dans le monde? Pourquoi? Je soupçonne que le gouvernement américain a voulu lancer un ballon d'essai, faire passer la nouvelle à la presse et nous confronter aux faits.
SPIEGEL: Alors tu étais déjà dans la photo?
THIEU: Oui. La réunion de Midway avait deux objectifs. Cela a permis aux deux nouveaux présidents de se connaître et de discuter du Vietnam. Le deuxième point très clair était une discussion sur le premier retrait des troupes américaines. Je n'ai eu aucune idée fausse et la situation était bien sous contrôle. Il n'y avait pas lieu de s'inquiéter et j'étais très confiant.
SPIEGEL: Quand vous avez suggéré le retrait des troupes, vous y avez vraiment cru. que vous pouviez mener la guerre seul et finalement gagner - une guerre que plus de 540 000 soldats américains et la gigantesque machine militaire américaine ne pourraient pas gagner? Vous pouvez à peine le croire.
THIEU: Non, je n'ai simplement pas suggéré cela. Je viens d'accepter. J'ai accepté le premier retrait des troupes américaines parce que le président Nixon m'a dit qu'il avait un problème interne et que le retrait ne serait que symbolique. Cela nécessitait l'appui de l'opinion publique et du congrès. Mais je lui ai également dit: vous devez vous assurer que Hanoi effectuera le premier retrait de troupes. pas considéré comme une faiblesse des États-Unis.
SPIEGEL: Et vous ne pensiez pas que c'était le début d'un retrait total?
THIEU: Non. J'imagine que c'était la première étape d'une réduction des effectifs. Je n'avais jamais imaginé que l'Amérique sortirait et abandonnerait le Sud-Vietnam. J'ai dit au président Nixon que la réduction devait être introduite progressivement, de la même manière que la force et l'expansion de l'armée sud-vietnamienne le permettaient, conformément à une aide militaire et économique qui permettrait au Vietnam de rester autonome.
Je lui ai expliqué, plus important encore, qu'il demanderait à Hanoï une considération similaire. Les Américains ont été d'accord avec moi sur tout. en vue d'une approche progressive et bilatérale ...
SPIEGEL: ... et déduction symbolique?
THIEU: Je savais que la guerre du Vietnam était aussi un problème intérieur pour les États-Unis. Et le président Nixon a expliqué qu'il avait besoin d'un geste symbolique pour cela.
Lorsque j'étais à Séoul et à Taiwan il y a une semaine, j'ai déclaré aux présidents Park Chung Hee et Chiang Kai-shek que j'espérais que mon entretien avec le président Nixon à Midway n'aboutirait qu'à une réduction symbolique des troupes. Mais j’ai souligné que nous ne pourrions pas l’arrêter si les États-Unis voulaient se retirer complètement. Il serait alors beaucoup plus raisonnable de leur demander un retrait progressif et une assistance simultanée pour la construction d'une armée sud-vietnamienne forte et moderne qui remplacerait les Américains. Je n'ai jamais supposé que les troupes américaines resteraient au Vietnam pour toujours.
SPIEGEL: les troupes américaines sont restées en Corée du Sud et en Allemagne de l'Ouest.
THIEU: Mais nous sommes un peuple très fier. Nous leur avons dit que nous avions besoin d’aide et d’armes, mais que nous ne manquions pas de sang et de personnes.
SPIEGEL: Comment analyseriez-vous votre situation à l'époque? Quelques mois auparavant, le secrétaire américain à la Défense, Melvin Laird, avait inventé un nouveau terme: "vietnamisation". Jusque-là, les Américains avaient parlé d'une "désaméricanisation" de la guerre. Cette nouvelle désignation n'indique-t-elle pas clairement l'intention des Américains de se retirer assez rapidement?
THIEU: Lorsque M. Nixon est arrivé à Saigon en juillet 1969, il a répété qu’il avait besoin de l’appui du public américain. Je l'ai compris. Mais il ne m'a jamais dit que le retrait était un programme systématique à l'initiative américaine. Il ne m'a parlé que des difficultés domestiques qu'il avait eues aux États-Unis et m'a demandé de l'aider. Il m'a dit: "Aide-nous à t'aider." J'ai répondu: "Je vais vous aider à nous aider." Lors de cette réunion, nous avons de nouveau parlé de retrait progressif.
SPIEGEL: Mais pas sur un calendrier précis?
THIEU: Non. Et M. Nixon a une fois de plus promis qu’un retrait devrait faire l’objet d’une action appropriée au Nord-Vietnam et s’aligner sur la force de défense du Sud-Vietnam et sur la poursuite de l’aide militaire et économique au Sud-Vietnam.
SPIEGEL: Avez-vous réalisé alors que l'Amérique était également déterminée à se retirer unilatéralement si cela s'avérait nécessaire?
THIEU: Oui, je le soupçonnais. Mais à ce moment-là, j'étais toujours très confiant et en notre grand allié.
SPIEGEL: Peut-être que vous pourriez aussi. Il ressort clairement du livre de Kissinger que le gouvernement Nixon ne pourrait pas simplement "embaucher une entreprise impliquant deux" gouvernements et cinq pays alliés et faisant 31 000 morts américains - comme si nous faisions simplement référence à un autre Chaîne de télévision commutée ".
Les Américains voulaient évidemment sortir du Vietnam par la négociation. Ils voulaient juste se retirer unilatéralement, si nécessaire. Avez-vous formulé des revendications concernant les négociations entre Washington et Hanoi?
THIEU: Nous étions fatigués de la guerre et nous étions déterminés à y mettre fin par la négociation. Nous avons exigé que les envahisseurs qui envahissent notre pays se retirent, c'est tout.
SPIEGEL: Vous vous êtes plaint du fait que l'effondrement du Sud-Vietnam en 1975 était principalement dû au fait que les troupes nord-vietnamiennes ont été autorisées à rester dans le sud après la signature de l'accord de paix de Paris. Ils ont affirmé que vous n'aviez consenti à leur présence que tant que se poursuivaient les négociations en vue de la conclusion du contrat, et qu'ils devraient se retirer par la suite.
Cependant, Kissinger affirme dans son livre que vous saviez parfaitement que les Nord-Vietnamiens resteraient au sud et qu'en octobre 1972 vous n'aviez pas soulevé d'objection contre les propositions américaines correspondantes.
THIEU: C'est un mensonge très déraisonnable ("le mensonge le plus grossier") de Kissinger selon lequel j'ai accepté le séjour des troupes nord-vietnamiennes dans le sud. Si j'avais accepté dès le début, comme le prétend Kissinger, je n'aurais pas autant résisté quand il m'a présenté le projet de traité qui ne contenait rien sur le retrait des troupes nord-vietnamiennes.
C’est le point le plus important pour lequel je me suis battu, du début à la fin des pourparlers de paix. J'ai appelé Kissinger jusqu'au bout pour demander un retrait de Hanoi et lui ai dit qu'il n'y aurait pas d'accord si ce n'était pas le cas.
Après de nombreux jours de discussions acerbes, Kissinger a finalement avoué: "Monsieur le Président, il est impossible, si cela avait été possible, je l'aurais fait, la question a été soulevée il y a trois ans, mais la Russie est en désaccord." Il était clair pour moi que le gouvernement américain avait cédé aux demandes de la Russie et ce fut ma plus grande déception.
SPIEGEL: Peut-être les Russes ne pourraient-ils pas réagir autrement, car les Nord-Vietnamiens ont refusé de considérer le Sud Vyetaam comme un étranger et ont même nié pendant un certain temps qu'ils avaient même des troupes régulières dans leur pays.
THIEU: Nous sommes en guerre depuis plus de 20 ans et n’avons jamais appris à faire confiance aux propos de la Russie et du Nord-Vietnam. Le Nord-Vietnam avait des troupes au Laos, au Cambodge et au Sud-Vietnam, et je pensais que même un aveugle aurait pu le voir. Pour mettre fin à la guerre, nous devions examiner les faits et ne pas écouter ce que l'ennemi avait dit.
SPIEGEL: Est-ce que tu t'es disputé avec Kissinger?
THIEU: Certainement, et aussi au général Haig. Je lui ai demandé, "Général Haig, vous êtes un général, je suis un général. Existe-t-il un traité de paix connu dans l'histoire dans lequel les envahisseurs ont été autorisés à rester dans les territoires qu'ils avaient envahis?" Je lui ai demandé: "Permettriez-vous aux troupes russes de rester aux États-Unis et d'affirmer qu'elles sont parvenues à un accord de paix avec la Russie?"
SPIEGEL: Qu'a-t-il répondu? 1912 à Saigon.
THIEU: Il n'a pas pu répondre. C'était tellement illogique. Que pouvait-il répondre?
SPIEGEL: Kissinger répond dans son livre. Il a écrit qu'il n'était pas facile de forcer les Nord-Vietnamiens à retirer leurs troupes, car ils n'étaient guère disposés à abandonner à la table des négociations ce qu'ils n'avaient pas perdu sur le champ de bataille. Mais il a également dit qu'il y avait une clause dans l'Accord de Paris qui empêcherait une infiltration supplémentaire. Il arrive à la conclusion. "Les troupes nord-vietnamiennes dans le sud disparaîtraient progressivement par attrition naturelle."
THIEU: Le gouvernement américain et Dr. À mon avis, Kissinger en particulier n'a rien appris en matière de négociation avec les communistes, après les tristes expériences de 1954 entre la France et les communistes et la guerre de Corée. Ils n'ont rien appris des négociations sur le Laos et le Cambodge, ils n'ont pas non plus compris comment traiter avec les communistes et comment comprendre leur stratégie et leur tactique.
Cela nous ramène au problème, en tant que Dr. Kissinger, représentant une grande nation et se vantant d'être le meilleur négociateur, pourrait croire que les troupes nord-vietnamiennes ne s'infiltreront pas dans le Sud-Vietnam. Comment pouvait-il croire ça?
Pourrait-il surveiller chaque pouce des frontières du Cambodge, du Laos et du Sud-Vietnam? Même si nous avions un million de contrôleurs internationaux, nous n'aurions jamais pu prétendre avoir la preuve qu'il n'y avait pas d'infiltration. Comment pouvait-il avoir confiance en ce que disaient les Nord-Vietnamiens? Il peut faire confiance au communiste, nous ne pourrions pas. Par conséquent, j'ai insisté avec insistance sur la demande de retrait des Nord-Vietnamiens. S'ils voulaient vraiment la paix, pourquoi voulaient-ils rester?
SPIEGEL: Qu'est-ce que Kissinger a répondu?
THIEU: Que pourrait-il répondre? Ce que lui-même et le gouvernement américain voulaient faire, c'était obtenir la libération des prisonniers de guerre américains le plus rapidement possible. Ils nous ont dit qu'ils voulaient une solution honorable, mais en réalité ils voulaient se débarrasser de tout cela et se dépêcher s'ils ne voulaient pas être accusés par les Vietnamiens et le monde entier de nous avoir abandonnés. C'était son problème.
SPIEGEL: Kissinger écrit dans son livre que, immédiatement après l'offensive printanière des Nord-Vietnamiens en 1972, les rôles semblaient être inversés. Maintenant, les Nord-Vietnamiens voulaient reprendre les négociations soudainement, alors que le Sud-Vietnam voulait continuer jusqu'à la victoire.
THIEU: Absolument absurde! Qu'est-ce que le Dr Kissinger en victoire? Le Nord-Vietnam a porté la guerre au Sud-Vietnam. Nous avons exigé qu'il se retire. Est-ce la victoire? J'aime les Nord-Vietnamiens qui n'ont jamais demandé à se considérer comme des prisonniers de guerre au Sud-Vietnam. Je n'ai jamais demandé au Nord-Vietnam de payer des réparations pour les dommages causés par la guerre. Je n'ai jamais demandé au Nord-Vietnam de céder des territoires. Je n'ai jamais appelé à des sièges au gouvernement à Hanoi. Alors, que comprend Kissinger par victoire et victoire totale?
SPIEGEL: En ce qui concerne le retrait du Nord-Vietnamien, le 31 mai 1971 est une date importante. À cette époque, selon Kissinger, les Américains ont abandonné la demande d'un retrait bilatéral dans leurs propositions de négociations secrètes. Au moins trois fois Kissinger dans son livre que vous avez été informé non seulement à l'avance, mais que vous avez accepté audi.
THIEU: Je n'ai jamais accepté un retrait unilatéral. Depuis la réunion de Midway, j'ai toujours réclamé une déduction progressive et double. Les États-Unis ont changé d'avis et ont essayé de nous l'imposer, en utilisant la tactique habituelle - en brandissant l'épée de Damoclès au-dessus de ma tête et en mentionnant, par exemple, l'opinion publique américaine qui disait: "Votre image aux États-Unis est très forte maintenant mauvais! " Ou: "Le congrès veut réduire l'aide." Et ainsi de suite. Ils ont utilisé la même tactique, inséré des documents dans la presse et m'ont présenté des faits accomplis.
Si je refuse, l’opinion publique se retournera contre moi: "Il demande trop, il ne laissera jamais les États-Unis se retirer, il ne laissera jamais les prisonniers de guerre américains rentrer." Donc j'ai toujours dû être d'accord. Pas de bonne humeur, mais peu disposé. Comment pourrais-je me défier quand on me disait à chaque fois: "Si vous résistez, l'aide sera coupée court."
SPIEGEL: Kissinger écrit que vous avez été consulté à l’avance sur toute décision des Américains.
THIEU: Oui, ils m'ont consulté, mais certainement pas pour entendre un non si les décisions en question servaient les intérêts américains. Mais le plus souvent, ils ont réalisé pratiquement tout ce qu'ils voulaient par la pression.
SPIEGEL: Kissinger est à présent extrêmement critique vis-à-vis de l'offensive du Laos de 1971. Selon Kissinger, ils ont convenu qu'une offensive à la saison sèche était impérative. Qui a eu cette idée à l'origine?
THIEU: L'Américain. Cela faisait longtemps que nous voulions le faire, mais nous ne pouvions pas le faire seuls * Au cours de l'opération de 1971 au Laos.
faire. Lorsque les Américains ont fait cette proposition, nous étions heureux de voter pour que la guerre se termine plus rapidement. C’était une opération conjointe américano-vietnamienne et une entreprise très claire: les troupes sud-vietnamiennes devaient mener l’opération au Laos et les troupes américaines devaient apporter des fournitures du Vietnam et de la frontière.
SPIEGEL: Pourquoi? Parce que le Congrès américain avait légalement interdit aux troupes américaines d'entrer en territoire laatien.
THIEU: Oui, je le pense. Mais aussi parce que nous n'avons pas assez de fonds. Nous devions apporter le ravitaillement de nos troupes et, surtout, évacuer nos blessés. Cela n’a été possible que par hélicoptère et seuls les Américains avaient assez d’hélicoptères. Sans eux, nous n'aurions jamais accepté de faire des affaires au Laos.
SPIEGEL: Kissinger a écrit que vos troupes avaient du mal à demander un soutien aérien car il n'y avait pratiquement aucun opérateur radio au sol qualifié parlant anglais.
THIEU: Avec le soutien aérien, il n'y avait aucune difficulté. Nous ne nous sommes pas inquiétés si parfois le soutien aérien manquait; nous avons pu nous battre avec notre artillerie. Ce qui n'allait pas: au cours des trois premiers jours de l'opération, les Américains avaient perdu beaucoup de pilotes d'hélicoptères. Ils étaient donc réticents à continuer à voler à l'heure et dans les limites requises. Cela est devenu un gros problème pour les troupes sud-vietnamiennes.
SPIEGEL: La moralité s'est effondrée?
THIEU: Nous ne pouvions pas voler nos morts et nos blessés. Cela a affecté non seulement notre moral, mais également les progrès de l'opération.
SPIEGEL: Kissinger appelle une autre raison de l'échec. Il a dit que vous aviez commandé à vos commandants d’être prudents lorsqu’ils se dirigeaient vers l’ouest et d’arrêter le commerce dès que vos pertes atteignaient environ 3 000. S'ils le savaient, écrit Kissinger, les Américains n'auraient jamais accepté cette société.
THIEU: Pour un militaire, il est illogique de définir un nombre de pertes à l'avance. Dr. Kissinger est très imaginatif quand il dit ça. Nous ne pouvions atteindre que l'ouest que les hélicoptères d'évacuation pouvaient voler. Kissinger affirme que nous avons retiré nos troupes sans en informer les Américains. Comment aurions-nous pu retirer plus de 10 000 soldats sans qu'ils s'en rendent compte?
SPIEGEL: Alors tu l'as informée?
THIEU: Oh, bien sûr. Et laissez-moi vous raconter une anecdote. A cette époque, une image est apparue dans "Time" ou "Newsweck", sur laquelle un soldat sud-vietnamien est suspendu à un hélicoptère de sauvetage. En dessous, il y avait "pied de lapin" ("lapin"). J'ai seulement souri. Je pensais que c'était mauvais. Vous ne pouvez pas empêcher un seul soldat de le faire. Pourtant, la presse a accusé les soldats sud-vietnamiens d'être des pieds de lapin tout en supprimant complètement la vérité sur le manque d'esprit de combat des pilotes d'hélicoptères américains dans cette opération.
SPIEGEL: La question du cessez-le-feu est un point très controversé entre les Américains et les Sud-Vietnamiens. Après le livre Kissinger, c'était déjà à l'été 1970 l'unité dans le gouvernement américain pour proposer une trêve sur les lignes de front. Kissinger affirme que non seulement vous avez accepté, mais que vous avez même approuvé cette proposition.
THIEU: C’est vrai, j’ai également convenu que le cessez-le-feu devrait être la première étape de la mise en œuvre d’un accord de paix. Mais s’agissant d’une trêve immédiate - et je le répète: immédiate -, je n’ai jamais été d’accord avec Kissinger. J'ai dit qu'il fallait y réfléchir très attentivement. Une trêve ne peut être conclue qu’après un examen minutieux de la question de savoir qui surveillera le cessez-le-feu, que se passera-t-il si le cessez-le-feu est violé, où se trouvent les troupes, etc.
SPIEGEL: Kissinger écrit: "A cette époque, nous pensions toujours travailler en tandem avec Thieu." Pour les Américains, il n’était pas clair qu’ils pensaient à vous avec ces "tactiques évasives" que les Vietnamiens donnent aux étrangers
THIEU: Il ne nous est jamais venu à l'esprit qu'en tant que petit pays - presque tous dû à un grand allié et continuant à demander de l'aide à long terme - nous avons été en mesure de faire des tours.
SPIEGEL: Quand les Américains sont partis et que les Nord-Vietnamiens ont été autorisés à garder leurs troupes au Sud-Vietnam, vous avez dû penser que la guerre était maintenant perdue?
THIEU: Pas nécessairement, si seulement nous avions continué à recevoir une aide américaine suffisante, comme nous l'avait promis le gouvernement américain lors de la signature de l'accord. Même lorsque nous avons signé le contrat, je pensais que c’était un "drôle de paix".
Mais nous pensions toujours que nous pourrions résister à toute agression nord-vietnamienne s’ils violaient les accords de paix. Nous avions deux raisons: le président Nixon nous avait promis par écrit que les États-Unis réagiraient avec vigueur si le Nord-Vietnam violait les accords de paix.
SPIEGEL: Bien qu'il n'ait jamais dit comment.
THIEU: Deuxièmement, nous devrions recevoir assez d'aide militaire et économique aussi longtemps que nécessaire pour résister à l'agression nord-vietnamienne. Si cette promesse avait été honnêtement respectée par le gouvernement des États-Unis, la guerre pourrait encore se poursuivre, mais le Vietnam du Nord n'aurait pas pris le contrôle de celle-ci.
SPIEGEL: Sur ce point, vous et Kissinger êtes plus ou moins d'accord. Il écrit que la stratégie globale aurait été couronnée de succès si les Américains avaient pu remédier à toute violation de l'accord de paix nord-vietnamien et continuer à fournir une assistance suffisante au Sud-Vietnam. Qu'est-ce qui s'est mal passé? Pour Kissinger, la responsabilité incombe à Watergate, car à l'époque le président américain n'avait plus d'autorité. Pensez-vous que Watergate est vraiment responsable de tout effondrement?
THIEU: Je suis désolé, mais je ne suis pas américain. Je ne veux pas balayer la porte des Américains. Mais si les Américains avaient tenu leurs promesses, cela aurait été le meilleur moyen de dissuasion pour une nouvelle agression nord-vietnamienne, et la guerre aurait pu prendre fin.
SPIEGEL: Si les Etats-Unis avaient tenu leur promesse, alors vous pensez que l'accord aurait pu être un succès? THIEU: Je pense que oui.
SPIEGEL: Donc l'accord de Paris n'était pas si mauvais après tout?
THIEU: Ce n'était certainement pas une bonne affaire pour nous. Il y avait du vent. Mais c'était un dernier recours. Comprenez bien, nous l’avons signé uniquement parce que, comme je l’ai déjà mentionné, non seulement nous avions l’engagement du gouvernement américain, mais que le traité était également garanti par douze États et l’ONU.
SPIEGEL: Dans son livre, le Dr Les commentaires caustiques de Kissinger pour beaucoup d'hommes politiques. Mais apparemment, il vous a réservé les plus dégradants. Tout en louant votre "intelligence", votre "courage", votre "contexte culturel", il insiste sur votre "comportement honteux", votre "impudence", votre "égocentrisme téméraire" et votre "tactique monstrueuse, presque obsédante de traiter" avec les Américains ". Kissinger a finalement ressenti "la colère impuissante avec laquelle les Vietnamiens ont toujours tourmenté leurs adversaires les plus forts physiquement". Que dites-vous de toutes ces marques dans les mémoires de Kissinger?
THIEU: Je ne veux pas lui répondre. Je ne veux pas commenter sur lui. Il peut me juger à sa guise, bon ou mauvais. Je préférerais parler de ce qui s'est réellement passé entre les États-Unis et le Sud-Vietnam.
SPIEGEL: Vous lui avez peut-être donné la raison d'écrire sur vous de cette façon péjorative?
THIEU: Peut-être était-il émerveillé d'avoir affaire à des personnes si intelligentes et efficaces. Cela est peut-être aussi dû au complexe de supériorité d'un homme très vaniteux. Peut-être ne peut-il pas croire qu'un interlocuteur vietnamien ait grandi pour un homme qui se croit si important.
Laissez-moi vous raconter une anecdote: Je me suis amusé à Midway parce que je n’avais jamais imaginé que de telles personnes seraient aussi minables. Lorsque nous nous sommes rencontrés chez le capitaine de la marine à Midway, il y avait M. Nixon, M. Kissinger, mon assistant et moi-même. Il y avait trois chaises basses et une chaise haute. M. Nixon était assis dans la chaise haute.
SPIEGEL: Comme dans le film de Chaplin "Le grand dictateur"? Hitler est également assis sur une chaise haute pour regarder Mussolini dans une chaise basse.
THIEU: Mais j'ai pris une autre chaise similaire de la salle à manger, de sorte que je me suis assis à la même hauteur que Nixon. Après la réunion de Midway, mes amis américains m'ont également dit que Kissinger ne s'était jamais attendu à ce que le président Thieu soit l'homme qu'il était.
SPIEGEL: Kissinger se plaint dans son livre qu'il vous a personnellement maltraité; que vous aviez annulé des rendez-vous et que vous alliez faire du ski nautique. Nixon est allé encore plus loin. Selon Kissinger, il l'appelait un "fils de pute", à qui il montrerait "ce que signifie vraiment la brutalité".
THIEU: Je suis désolé, mais je ne peux pas répondre à la déclaration de Nixon. Je ne peux pas me permettre de répondre à des expressions aussi inconvenantes ou vulgaires, car je viens d'une bonne famille.
Si j'ai le Dr Kissinger et l'ambassadeur Bunker n'ont pas reçu, simplement parce que nous n'étions pas prêts à continuer à leur parler. Après avoir eu besoin de quatre ans, pourquoi devrais-je être obligé de donner ma réponse dans l'heure qui suit? Si les Américains pouvaient prendre leur temps, pourquoi pas moi? Cela leur aurait fait plaisir si nous avions été des hommes-oui. Mais je ne suis pas un homme de confiance, et les Sud-Vietnamiens ne sont pas un voucher jasage; notre congrès n'est pas un congrès de jasage. Je dois la consulter.
SPIEGEL: Votre attitude envers lui, écrit dr. Kissinger, a finalement été déterminé par votre "haine empoisonnée".
THIEU; Non. Je n'ai défendu que les intérêts de mon pays. Certes, il y a eu des discussions très vives, mais mon attitude a été déterminée par mon patriotisme.
SPIEGEL: Kissinger a écrit qu'il avait certainement "une certaine sympathie pour la situation presque impossible" dans laquelle vous vous êtes trouvé. Avez-vous remarqué des signes d'une telle compréhension?
THIEU: Non, je n'ai pas remarqué cela. La seule chose que j'ai remarquée était la pression du gouvernement américain.
SPIEGEL: Kissinger a écrit que vous n'aviez jamais participé à une discussion sur les conceptions. Il dit que vous avez "combattu à la vietnamienne: indirectement, de manière détournée et avec des méthodes plus fastidieuses que de clarifier les choses, et il s'accroupissait à propos de tout, mais ne touchait jamais à l'essentiel".
THIEU: Mettez-vous à ma place. Dès le début, j'ai admis que le gouvernement américain avait eu des discussions confidentielles avec Hanoi. Kissinger dit que j'ai toujours été informé. Oui, j'ai été informé de ce dont il voulait me parler. Mais je croyais que mon allié ne me trahirait jamais, ne ferait pas le commerce de ma tête et vendrait secrètement ma terre.
Mais pouvez-vous imaginer que quatre jours seulement avant son départ pour le Nord-Vietnam, en octobre 1972, il présente le projet de contrat, qui devait être paraphé à Paris, en anglais? Nous avons dû discuter de la version anglaise, point par point.
Et cette conception n'a pas été faite par les Sud-Vietnamiens et les États-Unis, mais par les Nord-Vietnamiens et les États-Unis. Pouvez-vous imaginer ça? La solution logique aurait été que les Sud-Vietnamiens et les Américains s'étaient d'abord mis d'accord sur les termes d'un accord de paix et que Kissinger nous serait revenu si les Nord-Vietnamiens avaient fait des contre-propositions. Il n'a pas.
Au lieu de cela, il a conçu les accords avec les Nord-Vietnamiens et me les a présentés en anglais. Pouvez-vous imaginer comment je pensais que nous ne pouvions même pas voir le texte de l'accord de paix qui déterminerait le destin de notre peuple dans notre propre langue?
SPIEGEL: Mais vous avez enfin une version vietnamienne?
THIEU: Nous avons insisté et insisté et avons insisté, puis, au dernier moment, il a accepté, certainement à contrecœur. Et puis nous avons découvert de nombreux pièges. J'ai demandé à l'ambassadeur Bunker et à Kissinger: "Qui a écrit le texte en vietnamien?" Ils ont répondu: "Un Américain très compétent du Collège international de linguistique aux États-Unis avec le Nord-Vietnamien". Mais aucun Américain ne peut mieux comprendre et écrire le vietnamien qu'un vietnamien. Et aucun Américain ne peut mieux faire avec les communistes vietnamiens en langue vietnamienne que nous-mêmes. Était-ce honnête et sincère d'un allié?
SPIEGEL: Aux Etats-Unis, de hauts responsables du gouvernement auraient affirmé que Kissinger cherchait à obtenir un "intervalle décent" entre le retrait américain et l'effondrement inévitable du Sud-Vietnam. Kissinger rejette cela dans son livre. Quelle est ton opinion
THIEU: Quoi que disent les Américains, je suis convaincu que l'objectif ultime du gouvernement américain était un gouvernement de coalition au Sud-Vietnam.
SPIEGEL: Kissinger énumère pas mal de points pour prouver que ce n'est pas vrai.
THIEU: Le gouvernement américain a essayé de nous imposer cela. Ensuite, ils auraient pu être fiers de se débarrasser de la question avec un "accord honorable". Ensuite, ils auraient pu dire aux États-Unis: "Nous retirons nos troupes, nous obtenons la libération de nos prisonniers de guerre." Et en dehors des États-Unis: "Nous avons instauré la paix au Sud-Vietnam. C’est maintenant au sud-vietnamien de décider quand un gouvernement de coalition devient un gouvernement dominé par les communistes, c’est leur problème. Nous l’avons fait avec honneur."
SPIEGEL: Kissinger écrit: "Pour nous, les négociations impliquaient un principe: que l’Amérique ne trahirait pas ses amis."
THIEU: Regardez la situation actuelle dans le sud du Vietnam, au Cambodge et dans l'ensemble de l'Indochine. Lorsque nous avons discuté du traité de paix avec des responsables américains, nous avons souvent eu l’impression qu’ils ne se contentaient pas de défendre l’avocat du diable, mais agissaient de la sorte.
SPIEGEL: Avez-vous déjà ressenti quelque chose comme de la gratitude pour ce que les Américains ont fait pour aider votre pays? Kissinger dit dans son livre: "La reconnaissance des services rendus n'est pas un trait vietnamien".
THIEU (rires): En ce qui concerne ce que Kissinger a écrit dans son livre, je veux dire que seul un homme avec un spint tordu pouvait imaginer une telle chose - juste un homme avec un caractère désagréable (" tempérament maladroit "). Il laisse entendre dans son livre qu'il craignait que les Vietnamiens se vengent des Américains restants après que Washington nous ait abandonnés. Nous ne ferions jamais cela - ni maintenant ni jamais.
SPIEGEL: Avez-vous personnellement ressenti quelque chose comme de la gratitude?
THIEU: Très franchement, si le gouvernement américain ne nous avait pas trahi et ne nous avait pas été poignardé dans le dos, le peuple vietnamien lui en serait toujours reconnaissant. Après avoir eu une discussion animée avec Kissinger sur le texte de l'accord de paix avec Kissinger, certains membres de mon gouvernement ont déclaré qu'il aurait été chanceux que Kissinger l'ait fait pour le Sud-Vietnam, ce qu'il a fait pour le Nord-Vietnam. Je leur ai dit que s'il pouvait négocier une véritable paix avec les Nord-Vietnamiens, il pourrait obtenir un mémorial au Sud-Vietnam, tout comme la Corée érigeait une statue de MacArthur. Malheureusement, ce n'était pas comme ça.
Je pense que les Américains devraient juger par eux-mêmes quelles ont été les conséquences de la paix, ce que M. Nixon et M. Kissinger ont fait au Sud-Vietnam: les camps de concentration, la famine, les tortures, les nombreux milliers de boat people qui sont morts dans l'océan Pacifique et un génocide beaucoup plus cruel, beaucoup plus systématique et planifié qu’au Cambodge. Kissinger ne peut pas être fier de la paix qu'il a réalisée. C'est la paix de la tombe.
SPIEGEL: Monsieur Thieu, nous vous remercions pour cette conversation. Nguyen van Thieu
a été président du Vietnam du Sud de 1967 à 1975. Né à proximité de l'ancienne ville impériale de Hué, Thieu, 56 ans, fils d'un poissonnier, participe au coup d'État inspiré par l'Amérique contre le président Diem en novembre 1963. Un an plus tard, l'officier américain Thieu remarqua ses compétences militaires en tant que général commandant d'un corps d'armée. En 1967, Thieu fut élu président du Sud-Vietnam - et donc le partenaire des États-Unis dans une guerre perdue de longue date. Quand, deux ans après les accords de paix de Paris de 1973, les Nord-Vietnamiens étaient sur le point de conquérir le Vietnam, Thieu démissionna et s'exila à Taiwan via Taiwan. Neuf jours plus tard, Saigon a capitulé.
Par Johannes K. Engel et Heinz P. Lohfeldt
DER SPIEGEL 50/1979

Nguồn:

Không có nhận xét nào: