Vốn là một người học hóa học, làm những
việc “mưu sinh” liên quan đến hóa học trong hơn 40 năm, rồi tiếp tục làm, viết,
nói, “bắn” lên mạng lưới toàn cầu những câu chuyện về hóa học, liên quan đến
hóa học…tất cả đều chuyển tải một ước nguyện của một người con Việt là mang lại
cho Đất và Nước Việt Nam thân yêu một Môi Trường Sạch: Sạch từ đất, nước, không
khí cũng như sạch trong cơ thể dân tộc được cấu tạo bằng những hóa chất căn
bản…Carbon (C), Hydrogen (H), Oxygen (O), Nitrogen (N) tức C.H.O.N. và một số
vi kim loại khác…
Hôm nay, người viết có ý muốn tản mạn về ÁI LỰC.
Danh từ nầy được chuyển dịch từ chữ AFFINITY.
Theo định nghĩa, Ái lực
là một thước đo sức hấp dẫn giữa một tiếp thể và phối tử của nó (Affinity is a
measure of the strength of attraction between a receptor and its ligand).
Trong hóa học, có những kết nối như giữa hai nguyên
tử Oxygen và Hydrogen trong phân từ nước H2O (H-O-H) bằng kết nối ( - ) kết hợp
giữa một điện tử (electron) của Oxy và một của Hydro để tạo thành một nối cộng
hóa trị (covalent) hay một “couplet” (của hai electron). Nhìn hình minh họa,
bạn thấy hai gạch đen chỉ sự liên kết “chặt chẽ” giữa nguyên tử Oxy và hai
nguyên tử Hydro.
Cũng còn có một cách kết nối khác, trong hóa học
gọi là kết nối Van Der Vaals là sự kết nối giữa hai phân tử (molecule) giống
nhau hay khác nhau, nhưng vẫn có thể liên kết với nhau thành một kết nối như
hình minh họa phía dưới (hai hinh bầu dục) kế bên. Nếu chúng ta “nhân cách hóa”
sự kết nồi nầy, người viết gọi là “Ái lực”. Cho đến hiện tại, trong lãnh vực
chuyên môn về hóa học, sách vở vẫn ghi kết nối trên là “kết nối Van Der Vaals”,
nhưng người viết rất thú vị khi “đặt tên” cho kết nối trên là “ái lực” ở những
ngày đầu tiên khi về giảng dạy ở Đại học Sư phạm Sài Gòn trước 1975.
Và bài viết tản mạn hôm nay xin được nói về cái lực
“ái lực”.
1 - Câu chuyện đụng xe
Chuyện kể trên xa lộ. Anh A đang lái xe trên xa lộ.
Chị B cũng đang lái xe, chạy phía sau xe anh A. Không biết gì lý do gì, chị B
tăng tốc độ (làm sao mà biết hay tiên liệu phản ứng của một người đàn bà?!) và
hít xe anh A một cái rầm!
Hai người tấp xe vô lề đường, mở cửa xe và đi ra
gặp nhau.
- Xe chị đụng tôi từ phía sau, chi cho xin giấy bão
hiểm xe của chị. Anh A nói
Với một nụ cười tươi tắn (nhưng hơi lẵng một chút
xíu), chị B trả lời:
- Chuyện đâu còn có đó thưa anh. Có lẽ chúng mình
có duyên gặp nhau. Em có chai rượu, mời anh cùng uống để mừng duyên hội ngộ.
- Không còn gì bằng. Anh tên …, còn em, quý danh là
chi?
- Em tên…. Mừng gặp
anh.
Hai người vui vẻ lai rai. Khi chai rượu vơi đi, chị B lấy iphone số 10 vừa mới
mua của Apple ngày phát hành đầu tiên hôm 4/11 vừa qua, ra bấm số.
- Em làm gì vậy? A hỏi
- Tôi gọi cảnh sát, vì
anh uống rượu lái xe và thắng gấp cho nên tôi mới…hút “đít” xe anh!
Câu chuyện kết thúc bằng chiếc còng số 8 khóa tay
anh A lại!!!
2 - Chúng ta thấy gì?
Câu chuyện có liên quan gì đến ái lực không?
Thưa có bạn ạ. Cả anh A và chị B đều có ái lực như
mô tả “khoa học” ở phần trên. Ái lực của anh A là có “ái lực máu” từ thời Bình
Xuyên còn mở số đề, số 35. Còn ái lực của chị B là “tính ưu việt của đàn bà”
(xin lỗi quý phụ nữ) cũng như tài ứng biến…để đẩy ái lực máu của anh B vào…vòng
lao lý, chuyển bại thành thắng.
Nếu chúng ta dịch chữ affinity là ái lực, điều nầy
có nghĩa là:
• Ái là yêu;
• Và lực là sức mạnh.
Trong hóa học, kết nối ái lực (Van Der Vaals) là
một kết nối không bền vững, chỉ xảy ra giữa hai phân từ có thể giống nhau hay
khác nhau, nhưng không có được như kết nối bền vững trong ái lực “covalent” như
trong thí dụ ở phân từ nước.
Như vậy, chúng ta thấy một kết nối chặt chẽ hay bền
vững (stable) là kết nối cộng hóa trị và một kết nối “không bền vững”
(unsustainable) là kết nối Van Der Vaals hay kết nối ái lực.
Kết nối chặt chẽ (tuy nhiên cũng tương đối) trong
quan hệ giữa người nam và người nữ là “tờ giấy hôn thú”.
Còn kết nối “ái lực” thể hiện việc kết hợp giữ hai
người nam, hay hai người nữ, hoặc giữa một người nam và một người nữ kết hợp
“ngoài luồng”!
3 - Thế giới hôm nay
Nếu chúng ta bước sang câu chuyện đang diễn ra ở
thủ đô Tây Đức cũ là Bonn, nơi diễn ra Hội nghị về Khí hậụ Toàn cầu COP23 (từ 6
đến 17/11/2017), chúng ta thấy gì nơi gần 200 đại biểu các quốc gia trên thế
giới nhóm họp để…tiếp tục bàn về việc giải quyết sự “hâm nóng toàn cầu” (global
warming), tên gọi trước kia, và bây giờ là sự biến đổi khí hậu (climate
change). Danh xưng có đổi, nhưng có thể nói não trạng của các thành viên đi phó
hội trước và sau vẫn …trước sau như “nhứt”, nghĩa là không thay đổi qua những
lời hứa, ký kết, hạ quyết tâm như”:
• Giảm việc tăng nhiệt độ bầu khí quyển từ nay (2015)
cho đến năm 2100 là 20C , hay cố gắng
xuống còn 1,50C ;
• Đóng góp 200 tỷ Mỹ kim từ đây đến năm 2020 để giúp
các quốc gia giải quyết sự thay đổi khí hậu ở các nước đang phát triển;
• Chấm dứt việc xử dụng năng lượng hóa thạch (tức việc
dùng than đá làm ra năng lượng) ở năm 2050, và tăng việc xử dụng năng lượng tái
tạo như gió, mặt trời, thủy triều v.v…;
• Và nhiều nhiều nữa như trồng rừng, cải thiện nông
nghiệp, kiểm soát chăn nuôi và chấm dứt việc xử dụng hóa chất độc hại…
Tất cả những kết nối trên đều là kết nối Van Der
Vaals, kết nối ái lực hay nói “trắng ra” là “kết nối giả tạo” mặc dầu có ký
thành văn bản, có “đóng mộc” cũng giống như bản hôn thú…có thể bị xé toạt lúc
nào cũng được, chỉ cần một đối tác nào đó…muốn thay đổi như trường hợp TT Trump
hồi tháng 6/2017, rút ra khỏi những ký kết ở COP21 ở Paris do TT Obama ký.
Và kết nối COP23 năm nay cũng là … Vũ Như Cẩn mà
thôi.
Chúng ta cần một KẾT NỐI MỞ, một KẾT NỐI …VÔ TRỤ ở
cõi Ta Bà nầy mới có khả năng giải quyết những vấn đề của quốc gia và thế giới.
Mỗi quốc gia, mỗi chúng ta cần diện bích thêm nữa
để hy vọng … thấy được ánh sáng ở cuối đường hầm!
Mai
Thanh Truyết
“Xả” sau một tuần quay cuồng với COP21 và COP23
Houston - Tháng 11,
2017
Không có mô tả ảnh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét