”...Sách in ra, sếp nhà xuất bản còn mang sách tác giả và tiền nhuận bút đến tận nhà cụ Mượt làm lễ dâng lên cụ. Cụ Mượt vừa được tiếng với đời, vừa được miếng cho cụ lại thêm oai với Thị Hến...”
Đêm nào cụ Mượt cũng bị Thị Hến lôi vào cuộc vui xác thịt như một cực hình. Thị mới bước qua tuổi ngoài năm mươi rừng rực hồi xuân mà cụ Mượt thì đã xấp xỉ tuổi tám mươi, dù răng chắc, gối bền đến mấy mà phải cứ như máy may suốt đêm, làm sao không cực hình. Hôm sau cụ Mượt xác xơ, phờ phạc như con cú gặp trời mưa, ngồi đâu ngủ gật đấy. Thị Hến bảo gì, cụ Mượt nghe nấy. Tài khoản ngân hàng của cụ Mượt, của chìm của nổi nhà cụ Mượt, bỗng trở thành của Thị Hến.
Lúc còn quyền lực đầy mình, được đón rước đi khắp nơi trong nước nhưng đầu óc trống rỗng, đến đâu cụ Mượt cũng chỉ có một câu cửa miệng: Trồng cây gì, nuôi con gì. Như câu cửa miệng của cụ Cố Hồng trong kiệt tác Số Đỏ của tài năng văn chương kiệt xuất Vũ Trọng Phụng: Biết rồi! Khổ lắm! Nói mãi! Nay dù hết quyền nhưng vị thế đã có của cụ Mượt vẫn là một thế lực giúp cho Thị Hến trong việc làm ăn của Thị và Thị chủ động đến với cụ Mượt. Cụ Mượt cần cho Thị Hến cũng chỉ là làm con Sam, nuôi con Hến mà thôi.
Thời thuộc địa, thực dân phong kiến, một tài năng văn chương quí hiếm như Vũ Trọng Phụng. Quí hiếm đến mức Vũ viết chữ nào, các báo phấp phỏng đón chờ chữ nấy đưa vội đến nhà in. Người đọc nóng lòng mong đọc từng kì feuilleton của Vũ đăng trên các báo. Cả đời hì hục, miệt mài viết, viết đến chết trong lao lực mà tác phẩm của tài năng văn chương Vũ Trọng Phụng để lại cho đời chưa đến một gang tay sách,
Cả đời cụ Mượt chỉ nói được câu trống rỗng, mòn cũ trồng cây gì, nuôi con gì. Chưa tính đến những việc ăn tàn phá hại khác, quyền lực đầy mình mà vô tích sự như vậy cũng là làm hại dân, hại nước, cản trở sự phát triển của đất nước. Cuối đời cũng chỉ biết làm con Sam, nuôi con Hến mà cụ Mượt bỗng được nhà xuất bản Cuội, một nhà xuất bản tầm cỡ quốc gia không biết nhặt nhạnh ở đâu những lời mạ vàng của cụ Mượt xuất bản thành trước tác bốn tập sách dày tới hơn hai gang tay.
Sách in ra, sếp nhà xuất bản còn mang sách tác giả và tiền nhuận bút đến tận nhà cụ Mượt làm lễ dâng lên cụ. Cụ Mượt vừa được tiếng với đời, vừa được miếng cho cụ lại thêm oai với Thị Hến.
Đúng là thời rực rỡ với những kẻ như cụ Mượt.
Phạm Đình Trọng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét