![]() |
TBT Tập C Bình đón tiếp Nguyễn P Trọng |
Nhìn
vào danh sách phái đoàn của TBT Nguyễn Phú Trọng đến Bắc Kinh gồm có 4 Ủy viên
Bộ Chính Trị: Phùng Quan Thanh, Đinh Thế Huynh, Nguyễn Thị Kim Ngân, Trần Đại
Quang. Ngoài ra còn có Ngoại trưởng Phạm Bình Minh, Trưởng ban đối ngoại Hoàng
Bình Quân, Bộ trưởng Kinh Tế đầu tư Bùi Quang Vinh, Bộ trương Công Thương Vũ
Huy Hoàng, Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Nguyễn Văn Thơ…Đây là một phái đoàn
khá hùng hậu, chứng tỏ rằng Hà Nội cũng đã chủ động chuẩn bị trước cho chuyến
đi thăm Bắc Kinh của TBT Nguyễn Phú Trọng.
Thế giới cũng khá bất ngờ khi nhìn thấy Trung Quốc đã đón
tiếp trọng thị phái đoàn của TBT Nguyễn Phú Trọng. TBT, Chủ Tịch Trung Quốc, Tập
Cận Bình chủ trì buổi lễ đón tiếp TBT Nguyễn Phú Trọng, theo nghi lễ cao nhất
dành cho các nguyên thủ quốc gia. Điều này chứng tỏ rằng ĐCSTQ cũng đã chuẩn bị
chu đáo buổi lễ tiếp rước TBT Nguyễn Phú Trong.
Ngay trong ngày vừa mới đến Bắc Kinh, phái đoàn ViệtNam và
TBT Nguyễn Phú Trọng phải ngồi vào bàn thương nghị với phái đoàn ĐCSTQ do TBT,
Chủ tịch nhà nuớc Trung Quốc,Tập Cận Bình, lãnh đạo. Tại buổi hòa đàm này, hai
Đảng cộng sản VN và TQ đã ký kết một loạt thỏa thuận mà hai bên cùng hứa sẽ góp
phần củng cố tăng cường tin cậy chính trị, hữu nghị, giữa hai nước. Nội dung của
buổi hòa đàm này vẫn còn giữ kín, nhưng nội dung một số thỏa thuận của buổi họp
hôm 7-4 được tìm thấy trong bản Thông Cáo Chung hôm 8-4 tại Bắc Kinh.
Như vậy muốn biết mục đích buổi gặp gỡ giữa hai nhà lãnh đạo
đảng cộng sản của hai nước VN và TQ tại Bắc Kinh hôm 7-4, thiết nghĩ tốt nhất
là ta thử tìm hiểu nội dung của bản Thông Cáo Chung giữa hai phái Đoàn Việt-Trung
hôm 8-4-2015.
Sau những phần rườm rà khoa trương ngôn ngữ, hai đảng
cộng sản VN và TQ ca tụng nhau qua những thành tựu có được nhờ sư hợp tác của
hai Đảng trong chiều hướng bảo vệ quan hệ Việt-Trung với nền ngoại giao trên cơ
sở “16 chữ vàng và 4 tốt”. Gần 1/3 còn lại bản thông cáo chung, hai bên bắt đầu
đề cập đến phần cốt lõi của bản thoả thuận tại Bắc Kinh hôm 7-4, và cũng là lý
do của chuyến công du của TBT Nguyễn Phú Trọng đến bắc Kinh theo lời mời của
TBT/ĐCSTQ, Tập Cận Bình, đó là vấn đề tranh chấp và phân định biên giới trên bộ
và trên biển giữa hai đảng cộng sản, giữa hai nước VN và TQ. Đây là phần chủ chốt
của bản Thông cáo chung giữa VN va TQ tại Bắc Kinh hôm 8-4-2015. Vì tầm quan trọng
của nó, tôi sẽ viết lại nguyên văn bản tiếng Việt những phần tôi đề cập đến:
…Hai bên VN và TQ “Tiếp tục phát huy tốt vai trò Ủy ban
Liên hợp biên giới trên đất liền Việt-Trung, thực hiện tốt các văn kiện về biên
giới giữa hai nưóc; sớm ký ”Hiệp định hợp tác bảo vệ khai thác nguồn tài nguyên
du lịch Thác Bản Giốc” và “Hiệp định về qui chế tàu thuyền tự do đi lại tại khu
vực Đắc Luân”, cùng duy trì bảo vê sư ổn định và phát triển của khu vực biên giới”.
Phát huy tốt vai trò của “Ủy ban Hợp tác quản lý cửa khẩu biên giới đất liền Việt-Trung;
tăng cường xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng cửa khẩu biên giới hai bên, nâng
cao mức độ mở cửa hợp tác của các cửa khẩu của hai nước.Tăng cường hợp tác Tỉnh/Khu
biên giới hai bên, thúc đẩy cùng phát triển khu vực biên giới hai nước.
Hai bên trao đổi ý kiến thẳng thắn về vấn đề trên biển nhấn
mạnh tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa hai lãnh đạo cấp cao hai
đảng, hai nước, nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ
đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc”, sử dụng tốt các cơ chế
đàm phán cấp chính phủ về biên giới lãnh thổ lãnh hải VIệt-Trung, kiên trì
thông qua hiệp thương và đàm phán, hữu nghị, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu
dài mà hai nước đều có thể chấp nhận được, tích cực nghiên cứu giải pháp quá độ
không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, bao gồm tích cực
nghiên cứu và bàn bạc về các vấn đề cùng hợp tác cùng phát triển. Cùng kiểm
soát tốt bất đồng trên biển, thực hiện đầy đủ hiệu quả ”Tuyên Bố và Ứng Xử của
các bên trên Biển Đông-DOC”, và sớm đạt được “Bộ Qui Tắc Ứng xử của các bên
trên Biển Đông-COC” trên cơ sở hiệp thương thống nhất, Không có hành động phức
tạp mở rộng tranh chấp, xử lý kịp thời, thỏa đáng vấn đề nảy sinh, duy trì đại
cục quan hệ Việt-Trung vì hòa bình ổn định ở Biển Đông.
Hai bên nhất trí đẩy hoạt động của nhóm bàn bạc và hợp tác
cùng phát triển, tăng cường hợp tác trên các lãnh vực ít nhạy cảm, vững bước
thúc đẩy đàm phán phân định khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. Tích cực thúc đẩy
cùng hợp tác, cùng phát triển tại vùng biển này, sớm khởi động khảo sát chung tại
vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ trong năm nay…”
Sau khi đọc qua phần cuối của bản tuyên bố chung VN và
TQ hôm 8-4 vừa rồi, ai cũng thấy đây cũng lại là một dịp để hai bên Việt
Trung khoa trương ngôn ngữ, lạm dụng mỹ từ, lập đi lập lại những sáo ngữ để che
đậy những dự mưu của họ, nhất là theo chủ trương của ĐCSTQ hai bên: Sử dụng tốt
các cơ chế đàm phán, kiên trì thông qua hiệp thương và đàm phán hữu nghị tìm giải
pháp cơ bản mà hai bên cùng chấp nhận được..Không có hành động phức tạp mở rông
tranh chấp, xử lý kịp thời thỏa đáng vấn đề nảy sinh duy trì đại cục quan hệ Việt
Trung và hòa bình ổn định ở Biển Đông…Phải nói rằng những lập luận trên thật mơ
hồ nếu không muốn nói không phù hợp với thực tế, không phù hợp với thực trạng
Biển Đông. Thật là phi lý, trong khi TQ đang mở hết công xuất xây dưng những
công trình chiến đấu tại 7 bãi đá: Gạc Ma, Châu Viên, Tư Nghĩa, Subi, Chữ Thập,
Gaven và Vành Khăn từ nay đến đầu năm 2016, thì TBT Tập Cận Bình yêu cầu Việt
Nam phải sử dụng các cơ chế đàm phán, kiên trì thông qua hiệp thương đàm phán hữu
nghị…không có hành động mở rộng tranh chấp để duy trì đại cục quan hệ Việt
Trung…Tôi tin chắc rằng khi thò tay ký vào bản thỏa thuân hôm 7-4 và bản Thông
Cáo Chung hôm 8-4 tại Bắc Kinh TBT Nguyễn Phù Trọng có đầy đủ ý thức rằng đây
là bản thoả ước bất tương xứng gây nhiều thiệt hại cho ViệtNam, nhất là TQ đã
thành công tạo ra những trói buộc mới với ViệtNam trên Biển Đông. TBT Nguyễn
Phú Trọng dư biết rằng bản thoả ước không có tính hồi tố: Xét lại những việc
làm có tính xâm lăng mở rông chiến tranh của TQ chống lại ViệtNam thông qua việc
phân định biên giới trên bộ tại miền bắc nước ta và trong tranh chấp chủ quyền
trên Vịnh Bắc Bộ cũng như trên Biển Đông. Bản Thông Cáo Chung ngày 8-4 cũng như
Thoả ước 7-4 tại Bắc kinh không hề có một lời đá động đến hay tố cáo sự cố
GKHD-981, cuộc xâm lăng qui mô và trắng trợn nhất của Trung Quốc vào đất nước
ta trong những ngày gần đây. Tôi tin chắc rằng trên đường đến Bắc Kinh để đàm
phán, TBT Nguyên Phú Trọng phải coi sự cố GKHD-981 là vũ khí ưu việt của VN
dùng để đánh bại TQ trong mọi cuộc đàm phán về tranh chấp chủ quyền trên Biển
Đông. Do đó lẽ nào TBT Nguyễn Phú Trọng lại quên không nêu lên sự cố GKHD-981
trong thoả thuận 7-4 và trong bản Thông Cáo Chung hôm 8-4-2015 tại Bắc Kinh.
Qua sự kiện này, tôi tin chắc rằng bản thoả thuận hôm 7-4 và bản Thông Cáo
chung hôm 8-4 tại Bắc Kinh đều do TQ dàn dựng, lên khung sẵn. Chính phủ Trung
Quốc cố tình đặt phái đoàn ViệtNam và TBT Nguyễn Phú Trọng trước sự đã rồi. Đây
là sự thật phũ phàng đáng ghê tởm trong quan hệ giữa hai nước Việt Trung, một sức
ép của ĐCSTQ trên ĐCSVN một cách xấu xa và tệ hại. Dù cho TBT Nguyễn Phú Trọng
có đủ tỉnh táo để nhận rõ rằng cụm từ mỹ miều ”duy trì đại cục quan hệ Việt-Trung”chỉ
là những lời nói nhảm; bảo vệ phương châm ngoại giao giữa VN và TQ “16 chữ vàng
và 4 tốt” chỉ là những điều “viển vông mang tính chất lệ thuộc nào đó” như Thủ
Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã từng nhận định, TBT Nguyễn Phú Trọng và phái đoàn Việt
Nam không thể nào từ chối không ký vào bản thỏa ước và bản thông cáo chung. TBT
Nguyễn Phú Trọng có đầy đủ ý thức rằng phái đoàn Việt Nam và TBT Nguyễn Phú Trọng
đang có mặt tại Bắc Kinh, điều đó có nghĩa là TBT Nguyễn Phú Trọng phải thận trọng
vì ông và phái đoàn ViệtNam đang ngồi trên lưng hổ. Viết tới đây, tôi nghĩ vị
thế của TBT Nguyễn Phú Trọng khi đối diện với bản Thỏa thuận 7-4 và bản Thông
Cáo Chung ngày 8-4 tại bắc kinh chẳng khác nào vị thế của Tổng HoaKỳ Barack
Obama khi đối mặt với dụ án Á Châu Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Hạ Tầng Cơ Sở-AIIB-
tại APEC-2014. Mặc dầu Tổng Thống Barack Obama du biết rằng AIIB chỉ là một tổ
chức tài chánh do TQ dựng lên để cạnh tranh khốc liệt và soi mòn quyền lực của
Ngân Hàng Thế Giới-World Bank-do Mỹ Lãnh đạo. Nhưng cuối cùng, cuối tháng
3-2015 Mỹ cũng phải thò tay ký vào bản tình nguyện hợp tác để trở thành một
trong những thành viên sáng lập ngân hàng AIIB. Mỗi khi ta không thể khắc phục
đối phương, thì ta phải biết khôn ngoan hòa hoãn với đối phương- If we fail
to fight them-Join them- Đó là ý nghĩa nói lên tại sao TBT phải thò tay ký
vào bản thỏa thuận 7-4 và bản Thông Cáo Chung hôm 8-4-20154 tại Bắc Kinh.
Càng tệ hại hơn nữa, hôm 10-4-2015 Trung Quốc đã nắm lấy thời
cơ dùng nội dung của bản thông cáo chung giữa VN và TQ tại Bắc Kinh hôm
8-5-2015 để đả kích Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama khi ông này lên tiếng răn đe
TQ chớ nên bắt nạt các nước láng giềng vì Biển Đông. Bộ Ngoại giao TQ còn lên
tiếng bảo Mỹ là kẻ ngoại cuộc, không biết được gì, chớ nên khuấy động các vùng
biển yên tĩnh bằng lời nói và hành động bất hòa.
Đứng trên thời điểm này, dựa trên những sư kiện lịch sử vừa
được dẫn chứng ở trên, phải nhìn nhận một thực tế hiển nhiên: Quan hệ Việt-Trung
hiện tại được nhìn nhận như là tảng băng lớn có hai phần nổi và chìm. Khối băng
này đang trôi giạt trên Biển Đông. Liệu nó có thể tránh được những đá ngầm-Reefs?
những luồn sống ngầm do TQ tạo ra có thề làm nổ tung cả Biển Đông. Trong thực tế
TQ đang tăng cường vũ trang, xây dựng cơ sở chiến đấu trên quần đảo Trường Sa
không phải chỉ đối đầu với VN mà ngay cả với Mỹ. Liệu sinh mệnh của nền hòa
bình Biển Đông sẽ kéo dài bao lâu nữa?
Viết đến đây tôi nhớ lại Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có lần
lên tiếng Manilla hôm 22-5-2014 về vụ GKHD-981: “ViệtNam mong muốn có hòa bình,
hữu nghị nhưng phải dựa trên cơ sở bảo đảm Độc lập, Tư chủ, Chủ quyền lãnh thổ,
vùng biển và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy
một thứ hòa bình hữu nghị viển vông lệ thuộc nào đó”. Trong quá khứ câu nói đầy
quyết liệt của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có đủ sức mạnh đánh bật GKHD-981 ra khỏi
vùng biển Đặc Quyền Kinh Tế ViệtNam. Nhưng ta phải nhớ đó là chuyện của quá khứ.
Trong tình hình hiện tại và tương lai ta cần phải có một sức mạnh, một ý chí
quyết liệt hơn nữa mới có thể đương đầu hữu hiệu những biến động trên Biển
Đông. Điều kiện cần và đủ, theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, việc trước mắt ta phải
quyết tâm thay đổi thể chế hiện tại cho bằng được vẫn biết rằng đây là một công
cuộc lột xác, đổi máu, vô cùng đau đớn cho những ai còn tin tưởng mù quáng vào
chế độ Cộng sản và Chuyên Chính Vô Sản. Nhưng đây là vì đại cuộc, vì tiền đồ tổ
quốc, vì sự sống còn của dân tộc ta, mong rằng TBT Nguyễn Phú Trọng và các đảng
viên tiến bộ của ĐCSVN hãy cùng chúng tôi đứng lên làm cuộc cách mạng một lần nữa
đưa toàn thể dân tộc ta thoát khỏi lệ thuộc Trung Quốc. "ThoátTrung"
không còn là ước mơ nữa. ”Thoát Trung” là một đòi hỏi lịch sử, mệnh lệnh của thời
đại mà chúng ta cần phải thực hiện ngay bây giờ./.
Đào Như
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét