Tổ Quốc 168
Phát hành : 1/11/2013
Sự đoạn tuyệt
đã dứt khoát
Điều đáng chú ý nhất trong lần sửa đổi hiến pháp này là đã
không ai để ý đến sự kiện điều 4 đã được sửa đổi, mặc dù đây là điều khoản được
bình luận nhiều nhất.
Thực vậy, trong dự thảo sửa đổi hiến pháp một câu mới đã được
thêm vào điều 4 như sau: Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ
nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những
quyết định của mình.
Ít nhất
về mặt nguyên tắc và lý luận đây là một thay đổi rất quan trọng: lần đầu tiên Đảng
Cộng Sản Việt Nam nhìn nhận về mặt pháp lý-đừng nên quên hiến pháp là luật căn
bản-quyền giám sát của nhân dân và chấp nhận chịu trách nhiệm trước nhân dân.
Cho đến nay về những ràng buộc của đảng cộng sản đã chỉ có những khẩu hiệu mơ hồ
chỉ có thể tranh cãi chứ không có giá trị pháp lý, như chính quyền của dân, do
dân v.v.
Tại sao có sự sửa
đổi này? Lý do có thể chỉ giản dị là vì với thời gian một nhận thức đã dần dần
trở thành hiển nhiên ngay trong đầu những người cộng sản thủ cựu và ngoan cố nhất:
đảng cộng sản đã cai trị đất nước một cách hoàn toàn vô trách nhiệm. Nó tự cho
mình toàn quyền, có thể làm bất cứ gì, có thể sai lầm một cách cực kỳ nghiêm trọng,
kể cả phạm những tội ác kinh khủng, gây những thiệt hại nặng nề lâu dài cho đất
nước mà hoàn toàn không chịu một sự khiển trách nào cả, hơn thế nữa còn bách hại
dã man những người vạch ra sự sai phạm. Tàn sát các đảng phái không cộng sản
năm 1945, Cải Cách Ruộng Đất 1955, phát động nội chiến Nam Bắc, đem đất nước
vào quỹ đạo Liên Xô, rồi đầu hàng và phục tùng Trung Quốc, cải tạo công thương
nghiệp, đánh tư sản… chỉ là một vài thí dụ. Nhưng đảng cộng sản không bao giờ
có lỗi, nó cai trị đất nước như một lực lượng chiếm đóng nước ngoài. Nhìn nhận
trách nhiệm trước nhân dân Việt Nam có thể xuất phát từ chút lương tâm còn lại
của những người lãnh đạo đảng nhưng lý do căn bản hơn nhiều là nhận thức rằng
tình trạng vô lý quá đáng này không thể tiếp tục lâu hơn nữa trong một thế giới
đang thay đổi dồn dập theo chiều hướng dân chủ hóa; mọi chế độ bạo ngược đều phải
cáo chung và càng xấc xược thì sự kết thúc càng bi đát.
Sự phục thiện này,
nếu có, đã hoàn toàn không gây được một sự chú ý nào. Lý do đầu tiên và hiển
nhiên là sự vô nghĩa của chính sự "sửa đổi" này. Trách nhiệm là một
khái niệm phức tạp nhưng về mặt pháp lý nó đã có một định nghĩa rõ rệt: chịu
trách nhiệm có nghĩa là có thể bị trừng phạt. Đối với một đảng cầm quyền sự trừng
phạt đó thể hiện qua bầu cử tự do, điều mà bản dự thảo sửa đổi hiến pháp tiếp tục
phủ nhận, nó vẫn tái khẳng định quyền lãnh đạo một mình, toàn diện và tuyệt đối
của đảng cộng sản trên nhân dân Việt Nam. Vô nghĩa và khiêu khích.
Tuy nhiên sự kiện
trong số hàng triệu ý kiến được nêu ra không một ai nói tới một sửa đổi dù sao
cũng theo chiều hướng đúng phải có một giải thích căn bản hơn. Đó là giữa nhân
dân Việt Nam và đảng cộng sản sự đoạn tuyệt đã dứt khoát và vĩnh viễn, không
còn ai tin vào thiện chí của đảng cộng sản nữa. Nói cách khác, đảng cộng sản
không còn khả năng hòa giải với nhân dân Việt Nam.
Cuối cùng thì sự
thừa nhận "trách nhiệm của đảng trước nhân dân" đã chỉ có tác dụng
khiến đảng và chế độ cộng sản lúng túng hơn trước nhân dân và mâu thuẫn cả với
chính mình. Càng cựa quậy càng sa lầy.
ÿ Ban Biên Tâp Tổ Quốc
Liên lạc: toquocmagazine@yahoo.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét